Dự thảo Thông tư khi được thông qua sẽ thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện nay,ọcsinhtiểuhọccóthểhọcvượtlớket qua nhật không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình phổ thông mới cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống sau 10 năm tồn tại.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
Ngoài ra, về quyền của học sinh, các em được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học đảm bảo chất lượng giáo dục, thuận tiện đi lại nhất đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
Học sinh được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình, học lưu ban.
Dự thảo thông tư cũng quy định cụ thể về tuổi của học sinh vào học lớp một là 6 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em trong diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 3 tuổi. Trường hợp tuổi của học sinh vượt quá 3 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng GD-ĐT quyết định.
Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học đến hết ngày 6/7/2020.
Thanh Hùng
Giáo viên tiểu học sắp được tự chủ chuyên môn
- Giáo viên sẽ chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh.