当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định cerezo osaka】Hàng hóa tồn kho tăng do sức mua chậm 正文

【nhận định cerezo osaka】Hàng hóa tồn kho tăng do sức mua chậm

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-10 15:26:24

Sức mua chậm Theànghóatồnkhotăngdosứcmuachậnhận định cerezo osakao tìm hiểu của phóng viên TBTCO, thị trường hàng hoá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ khá phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp cuối năm. Nhất là các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thiết yếu cho ngày Tết như: đồ gia dụng, quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh mứt kẹo, nước giải khát các loại... Đặc biệt, thị trường Tết năm nay hàng Việt Nam có số lượng áp đảo và được số đông người tiêu dùng lựa chọn, dù giá một số mặt hàng có cao hơn năm trước. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết cũng được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Các nhà sản xuất cũng tung nhiều "chiêu" khuyến mãi, giảm giá, tặng quà… để kích cầu. Hàng hóa Tết năm nay khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên người tiêu dùng lại khá dè dặt trong việc mua sắm, dẫn đến hàng tồn kho tăng cao. Ảnh: MN. Tuy nhiên, trái ngược với không khí nhộn nhịp của thị trường, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa, những sản phẩm cung cấp trên thị trường đảm bảo chất lượng và ATVSTP cho người dân thì sức mua trên thị trường lại yếu hơn so với mọi năm. Báo cáo từ Bộ Công thương cho thấy, thị trường tháng 1/2014 tuy nhộn nhịp hơn so với tháng 12/2013, nhưng so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán của các năm trước thì không khí mua sắm Tết kém sôi động và cũng dồn vào sát Tết hơn. Nguyên nhân một phần do tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu của người dân, một phần do các doanh nghiệp trả lương, thưởng vào những ngày cuối cùng trong năm. Theo các chuyên gia kinh tế, giá cả các mặt hàng trong dịp Tết năm nay ổn định là do công tác bình ổn giá đã phát huy hiệu quả, trong đó phải kể đến sự vào cuộc tích cực của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và các ban, ngành trong công tác điều hành giá và chuẩn bị hàng hóa. Tuy nhiên, việc dè dặt trong tiêu dùng của người dân trong dịp Tết năm nay, một mặt thể hiện ý thức tiết kiệm của người dân, nhưng mặt khác cũng chứng tỏ rằng tình hình kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút, khiến người dân phải hạn chế chi tiêu. Tồn kho tăng Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ toàn xã hội tháng 1/2014 ước đạt 237,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 13,0% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành thương nghiệp ước đạt 181,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ; ngành khách sạn nhà hàng đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8%; du lịch ước đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1%; dịch vụ đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2%. Do sức mua chậm, nên đã dẫn đến tình hình tồn kho của một số ngành tăng cao so với cùng thời kỳ năm 2013. Cụ thể, những ngành có chỉ số hàng tồn kho cao như: chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 30,4%, sản xuất đường tăng 21,4%, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 33,2%, sản xuất thuốc lá tăng 43,5%... Điều đáng nói là những ngành thường có chỉ số tiêu thụ tăng cao trong những tháng cuối năm âm lịch như: sắt thép, chỉ số tồn kho vẫn tăng 82,5%; sản xuất mô tô, xe máy tồn kho tăng 89,4%...

Một điều đáng chú ý, đó là các mặt hàng như: bia, rượu, nước giải khát, bánh kẹo... bị tồn kho khá nhiều. Chị Nguyễn Lan Anh, chủ một đại lý bánh kẹo trên phố Vũ Ngọc Phan (Hà Nội) - cho biết: “Dù đã lường trước được nhu cầu của người dân trong dịp Tết năm nay giảm, tôi đã lấy hàng ít hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, sau ngày 30 Tết, các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá và bánh mứt kẹo vẫn còn khá nhiều. Cũng may là một số mặt hàng có thể bán được sau Tết nên cũng không bị lỗ”.

Về vấn đề này, Bộ Công thương cho biết, các sản phẩm rượu mặc dù nguồn cung dồi dào nhưng do tâm lý người tiêu dùng còn e ngại do chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân. Vì thế tiêu thụ bia, rượu Tết năm nay giảm so với cùng kỳ.

Với ngành thép, theo lý giải của Bộ Công thương, việc tồn kho tăng cao ngay trong tháng cao điểm (tháng 12 âm lịch) là do mất cân đối về cung - cầu. Do cầu giảm, nên nhiều doanh nghiệp thép sản xuất chỉ đạt 40 - 50% công suất. Điều này đã làm tăng chi phí cố định trên mỗi tấn sản phẩm. Mặt khác, nhu cầu vật liệu xây dựng cuối năm giảm đáng kể. Lượng hàng bán ra ở mức thấp do sức mua trì trệ, dù các đại lý giảm nhẹ giá bán và giá từ các nhà máy cũng linh động hơn…/.

Nhật Minh

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín