Diễn đàn do Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng thế giới và Ban Thư ký APEC đồng tổ chức.
Diễn đàn Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho các các DNNVV |
Phát biểu khai mạc diễn đàn,ângcaokhảnăngtiếpcậntàichínhcủaDNvừavànhỏtrongkỷnguyênsốdu đoán kết quả bóng đá ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch nhóm làm việc về các DNNVV của APEC, Cục phó Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) đã có nhiều đóng góp trong việc tạo công ăn việc làm, cải tiến sáng tạo, là động lực để chống lại những khủng hoảng trong toàn bộ nền kinh tế. Vì thế mà việc ưu tiên phát triển các MSME là điều mấu chốt quan trọng để thúc đẩy hơn sự phát triển kinh tế.
Tại Diễn đàn Tài chính châu Á – Thái Bình Dương (APFF) đã nỗ lực trong việc cải cách cấu trúc tài chính (bảo mật giao dịch, báo cáo tín dụng và tình trạng không có khả năng trả nợ) cũng như thương mại và chuỗi cung ứng tài chính trong việc hỗ trợ các MSME. Những điều trên cần phải được phổ biến tới những nhà hoạch định chính sách, tổ chức tài chính và các cộng đồng MSME thông qua Mạng lưới phát triển hạ tầng tài chính (FIDN).
Tuy nhiên theo ông Cương, do khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, các MSME không thể phát triển dù có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiên phong. Đó là lý do APEC đang nỗ lực để giúp các MSME tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thị trường, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên này cũng được đưa ra trong APEC 2017 nhằm duy trì tầm quan trọng và động lực, để từ đó đưa ra những công việc cụ thể để thúc đẩy các DNNVV. Cùng với hỗ trợ tiếp cận tín dụng, mở rộng tài trợ theo chuỗi cung ứng sẽ tạo thêm động lực cho nhóm DN này tăng trưởng bền vững hơn. Việc đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cũng sẽ giúp các DNNVV có thể tiếp cận với loại hình dịch vụ tài chính phù hợp để tận dụng và phát triển nhanh chóng.
Diễn đàn cũng trao đổi về những giải pháp để tài trợ theo chuỗi cung ứng cho các DN nhỏ và vừa, giúp tăng cường tính cạnh tranh và đổi mới sáng tạo của nhóm DN này, đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế APEC tận dụng được những mô hình phát triển dựa trên tín dụng theo chuỗi giá trị. Hay giải pháp tài chính vi mô, chẳng hạn như nguồn vốn hỗ trợ với lãi suất ưu đãi. Hoặc có những dự án tốt thì tài trợ theo kiểu mạo hiểm, nếu làm tốt thì mức lợi nhuận sẽ quay trở lại tài trợ ngược lại để thúc đẩy sự phát triển của các DN nhỏ và vừa khác.
Ngoài ra, các chuyên gia hàng đầu về tài chính từ các nền kinh tế APEC trao đổi về việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các DN vừa và nhỏ trong thời đại kỹ thuật số. Cụ thể những hoạt động tài chính sử dụng các phương thức phi truyền thống (như thương mại điện tử và thanh toán) giúp nâng cấp nền tảng tài chính điện tử, dựa trên tài sản di dộng… là những hướng đi mới để nâng cao thị trường tài chính của các MSME thuộc các nền kinh tế APEC.
Các đại biểu trao đổi tại diễn đàn |
Được biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2015 đã nhận định Mạng lưới phát triển cơ sở hạ tầng tài chính (FIDN) giúp phát triển hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả, bảo mật các giao dịch và cơ chế mất khả năng thanh toán nợ để cung cấp một nền tảng tốt hơn nhằm mở đường cho việc hỗ trợ các MSME của các tổ chức tài chính. Góp phần tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho MSME thông qua các cuộc đối thoại công- tư, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nền kinh tế và giữa các nhà hoạch định chính sách và các DN về các đổi mới sáng tạo liên quan trong thời đại kỹ thuật số. Những đổi mới kỹ thuật số trong cho vay kết hợp với những đổi mới liên quan đang diễn ra ở một số nền kinh tế APEC. Đẩy mạnh các mô hình bảo mật các giao dịch tiên tiến và đổi mới phương thức báo cáo tín dụng để hỗ trợ tài chính cho các MSME; Vận động cho sự phát triển của nền tài chính kỹ thuật số kết nối các bên hữu quan trong các chuỗi giá trị cho mục đích tài chính và có thể giảm chi phí giao dịch cho người đi vay...