【bảng xếp hạng tây ban nha la liga】Những rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã được kiềm chế

[La liga] 时间:2025-01-26 16:15:07 来源:Empire777 作者:La liga 点击:190次
Rủi ro khi ngân hàng gia tăng mua trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu Chính phủ phát triển ổn định trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp
Thị trường trái phiếu Việt Nam cần sự gia nhập của công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo. Ảnh: N.H
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo

Nhận định trên được đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo thường niêm thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2019 và đối thoại các giải pháp phát triển thị trường TPDN.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính – Bộ Tài chính cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, từng bước trở thành kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, góp phần giảm áp lực huy động vốn cho kênh tín dụng ngân hàng.

Đến cuối tháng 9/2020, quy mô thị trường TPDN đạt khoảng 13%GDP năm 2019, (tăng 2,15% so với mức 10,85%GDP thời điểm cuối năm 2019) vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020 tại Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tuy nhiên theo ông Dương, dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng thị trường TPDN vẫn còn một số vấn đề như quy mô của thị trường nhỏ, phát hành trái phiếu chưa trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của DN; thị trường thứ cấp chưa phát triển, thanh khoản của TPDN sau khi phát hành thấp, tính công khai minh bạch còn hạn chế.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thị trường còn thiếu một số các yếu tố như tổ chức xếp hạng tín nhiệm chưa hoạt động và cung cấp dịch vụ; chưa có tổ chức định giá trái phiếu; chuyên trang thông tin về TPDN mới được hình thành và cần tiếp tục cải thiện trong thời gian tới. Cơ sở nhà đầu tư hiện vẫn còn mỏng, thiếu các nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh.

Đáng chú ý, dù Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều khuyến cáo, nhưng nhiều nhà đầu tư riêng lẻ vẫn mua TPDN. Bộ Tài chính lo ngại việc nhà đầu tư cá nhân mua TPDN chỉ quan tâm tới lãi suất cao mà không quan tâm đến tính khả thi của dự án, năng lực của doanh nghiệp phát hành. Thậm chí có nhiều trường hợp cá nhân về hưu chuyển tiền tiết kiệm sang mua TPDN dù không có năng lực thẩm định, đánh giá rủi ro.

Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 81 bổ sung một số điều kiện chặt chẽ hơn để đảm bảo các doanh nghiệp phát hành không chia nhỏ các lô phát hành trái phiếu để bán cho nhà đầu tư cá nhân đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch thông tin để cho nhà đầu tư cá nhân nắm bắt trước khi quyết định đầu tư, cũng như giới hạn khối lượng, khoảng cách giữa các đợt phát hành.

Theo đó, thị trường đã có phản ứng mạnh mẽ trước thời điểm Nghị định 81 có hiệu lực (ngày 1/9/2020). Cụ thể, khối lượng phát hành TPDN đã tăng đột biến trong tháng 8 với khoảng 89.000 tỷ đồng, bằng 30% tổng khối lượng phát hành TPDN trong 7 tháng đầu năm 2020, sau đó, khối lượng phát hành giảm mạnh trong tháng 9 và tháng 10.

Ông Dương đánh giá, sau khi ban hành Nghị định 81, những rủi ro mà cơ quan Nhà nước quan ngại đã được kiềm chế. Trong khi đó, những doanh nghiệp tốt vẫn tiếp tục phát hành TPDN ra thị trường, do đó, trong thời gian còn lại của năm 2020, không có nhiều lo ngại đối với việc huy động vốn của các doanh nghiệp này qua kênh TPDN.

Để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu DN, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, thành viên thị trường xây dựng Nghị định quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ và Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Chứng khoán, trong đó có nội dung quy định về chào bán TPDN ra công chúng. Hiện dự thảo 2 nghị định này đang được trình Chính phủ ban hành, theo đó, sau khi Chính phủ ban hành sẽ tạo khung khổ pháp lý đồng bộ để phát triển thị trường TPDN trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các thành viên thị trường, các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã thảo luận, tập trung phân tích, đánh giá tình hình thị trường TPDN và đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển thị trường TPDN trong thời gian tới.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá, thị trường TPDN đang từng bước điều hành cân bằng hơn với với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực huy động vốn từ kênh tín dụng ngân hàng.

Việc điều hành này là đang thực hiện theo đúng các định hướng phát triển thị trường tài chính và thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân với vai trò là tổ chức phát hành và nhà đầu tư.

Tuy nhiên so với nhu cầu của nền kinh tế và so với các nước trong khu vực thì quy mô thị trường TPDN Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Do đó, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến của các thành viên thị trường, các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành, chuyên gia để triển khai các giải pháp phát triển thị trường TPDN, đảm bảo thị trường vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接