当前位置:首页 > Cúp C2

【trận đấu sporting gặp atalanta】Đề xuất rượu, bia chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 100%

Bộ Tài chínhmới đây có tờ trình về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ. Bộ này đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn,Đềxuấtrượubiachịuthuếtiêuthụđặcbiệtrận đấu sporting gặp atalanta thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.

2 phương án được đưa ra, song Bộ nghiêng về phương án với rượu từ 20 độ trở lên được áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030; rượu dưới 20 độ chịu thuế 50%, sau đó tăng lên cao nhất 70%; bia các loại cũng tăng dần, từ 80% lên 100%.

Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia theo lộ trình Bộ Tài chính đưa ra. Đơn vị này nghiêng về phương án 2 (Ảnh chụp màn hình).

Bộ này ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu dùngrượu, bia ở Việt Nam vào năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của Nhà nước (chưa tính đến chi phí gián tiếp).

"Mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình từ năm 2016-2018 tuy nhiên sức mua rượu, bia của người Việt Nam vẫn tăng do thu nhập tăng nhanh trong khi giá rượu, bia tăng rất chậm", Bộ nêu.

Mức thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành với bia là 65%; rượu là 35-65%, tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Đề xuất điều chỉnh lần này của Bộ Tài chính nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"So với năm 2025, giá bán rượu, bia sẽ tăng 20% vào năm 2026. Các năm sau đó, giá các mặt hàng này sẽ thêm 2-3%, tùy theo lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Bộ Tài chính cho biết.

Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, đồ uống Việt Nam, đến năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.

Bộ Tài chính cho rằng tiêu dùng rượu, bia nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồ uống có cồn (rượu, bia) có tính chất gây nghiện, dễ dẫn đến lạm dụng.

Bộ Tài chính nêu: "Áp dụng thuế suất cao là cần thiết nhằm nâng cao nhận thức và hành động về tác hại do dùng nhiều rượu, bia. Việc áp thuế suất cao giúp giảm tiêu thụ, hạn chế lạm dụng sản phẩm này".

Tại dự thảo, Bộ cũng đề xuất tăng mức thuế với thuốc lá, gồm thuốc lá điếu, sợi, xì gà, thuốc lào hoặc các dạng khác. Trước mắt, thuế suất với thuốc lá sẽ được giữ ở 75% nhưng tùy mặt hàng sẽ được bổ sung mức thuế tuyệt đối tăng dần.
Cụ thể, từ năm 2026 đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối áp cho thuốc lá điếu sẽ tăng dần từ 5.000-10.000 đồng/bao, xì gà 50.000-100.000 đồng/điếu; các loại thuốc lá sợi, chế phẩm từ cây thuốc lá tăng 50.000-100.000 đồng mỗi 100gr/ml.

Theo Bộ Tài chính, quy định trên sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 42,7% (năm 2022) về 38,6% vào năm 2030. Ngân sách thu với thuốc lá sẽ tăng gấp 2,2 lần so với năm 2022, lên 39.200 tỷ đồng vào năm 2030.

Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2025.

分享到: