“Tôi thực sự không còn cách nào khác mới phải khẩn cầu đến sự trợ giúp của các nhà hảo tâm. Chỉ mong sao chồng tôi sớm được về,ặpnạnđachấnthươngconthơchẳngcótiềnđónghọcphínhan dinh fiorentina mấy đứa nhỏ ở nhà lo lắng, khóc nhiều lắm”, chị Lê Thị Quế buồn bã mở đầu câu chuyện. Gia đình chị Quế vốn sinh sống ở huyện ngoại thành Hà Nội. Tất cả tài sản chỉ có căn nhà cấp 4 cùng 3 sào ruộng trồng lúa. Nhiều năm trước, mẹ chồng chị mất sau thời gian dài chạy chữa căn bệnh ung thư vú. Cuộc sống ở vùng quê thuần nông, làm cật lực vài năm mới vừa trả hết nợ thì năm ngoái, bố chồng chị lại bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngoài số tiền được đền bù 50 triệu đồng, chị còn phải vay mượn thêm 70 triệu đồng để cứu chữa cho ông. Thấy nợ nần quá nhiều, tháng 4 năm nay, một mình anh Nguyễn Văn Thân vào TP.HCM làm thuê cho người em, dự định tích cóp để trả dần. Ấy thế mà chưa được một tháng, anh đã gặp tai nạn giao thông, phải chuyển qua nhiều bệnh viện cứu chữa. Tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, bác sĩ Đậu Thị Minh Phượng cho biết, anh Thân được chuyển tới trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng, xuất huyết não, rách gan, gãy nhiều xương sườn. Sau gần một tháng điều trị tích cực, đến nay anh đã tỉnh, nhưng do thể trạng gầy yếu lại thêm đa chấn thương nên anh phục hồi khá chậm, phải nằm điều trị kéo dài. Bởi anh Thân không có bảo hiểm y tế nên mọi chi phí đều do gia đình tự lo liệu. Chỉ khoảng một tháng ngắn ngủi, chị Quế đã vay mượn gần 100 triệu đồng để trang trải viện phí, thuốc men, bỉm, sữa… cho chồng. Nợ cũ chồng nợ mới, đến nay chị đã không còn nơi nào để cậy nhờ. Người phụ nữ chưa đầy 40 tuổi héo hon, nhìn sang chồng nằm trên giường bệnh mà không khỏi lo lắng. Trước đây, lúc nông nhàn, chị Quế tranh thủ làm mướn cho những hộ khác trong vùng, còn anh Thân làm thợ sơn kiếm thêm, lo cho bố mẹ đau ốm và tiền ăn học của các con. Tuy nhiên, vài năm trước, anh bị run tay chân nên không còn làm được việc nặng. Đi khám, bác sĩ nói anh bị teo não nhẹ. Chị Quế đành thay chồng trở thành trụ cột kinh tế trong nhà. “Tai ương cứ liên tiếp ập tới, giờ tôi không biết phải làm thế nào được nữa”, chị nghẹn ngào. Những ngày ở bệnh viện chờ tin chồng, chị Quế lại nhận được điện thoại của các con, báo đến kỳ đóng học phí. Người mẹ bất lực chẳng cách nào xoay sở, cũng may nhờ các thầy cô giáo thấu hiểu hoàn cảnh đã hỗ trợ. Điều khiến chị xót xa hơn là người lớn vắng nhà đúng mùa lúa chín, 3 đứa nhỏ, lớn nhất mới học lớp 10, đứa út học lớp 4 phải tự gặt lúa về phơi phóng. Đứng trước cảnh con sống chật vật, nhà cạn sạch tiền, chị Quế từng nghĩ đến việc xin cho chồng xuất viện. Nhưng bác sĩ cho biết, với tình trạng hiện tại của anh Thân, nếu không được điều trị tiếp tính mạng vẫn sẽ gặp nguy hiểm. Không biết làm sao, chị nhờ bệnh viện, báo đài chia sẻ để cộng đồng quan tâm, giúp đỡ vượt qua hoạn nạn.
|