Địa hình Đăng Hà gồm nhiều thung lũng sâu và khả năng thoát nước chậm nên mỗi trận mưa lớn nơi đây thường xảy ra ngập lụt cục bộ,ĐăngHagravechủđộngphogravengchốlịch sử đối đầu man city vs liverpool ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Hai năm qua, lũ gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng: Năm 2012, lốc xoáy làm 3 nhà bị tốc mái, 0,4 ha điều bị bật gốc, 0,2 ha bắp bị đổ, khoảng 30 ha lúa ngập úng. Năm 2013, lốc xoáy làm tốc mái 1 căn nhà, hư hỏng nặng 2 ngôi nhà khác và gây ngập úng 45 ha lúa.
Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, đầu tháng 5-2014, UBND xã đã củng cố Ban chỉ huy phòng chống lụt bão. Anh Nguyễn Ngọc Lưu, thành viên ban chỉ huy cho biết: Chúng tôi thường xuyên họp định kỳ để đưa ra các giải pháp phù hợp theo từng thời điểm. Mỗi thành viên xuống tận các thôn, đặc biệt là những nơi xung yếu hay xảy ra ngập lụt để kêu gọi người dân chuẩn bị các phương án di dời đến nơi an toàn khi lũ bất ngờ ập đến.
Thôn 1 bị ngập nặng nhất bởi cánh đồng lớn nằm dưới những đồi cao nên công tác phòng chống lụt bão ở đây luôn được quan tâm đặc biệt. Ông Triệu Văn Tích, Trưởng thôn 1 cho biết: Trong thôn, khoảng 30 hộ dân có nguy cơ bị ngập cao. Kết hợp các cấp, chúng tôi thường xuyên tuần tra khu vực xung yếu này, trực 24/24 và luôn cảnh báo người dân đề phòng lũ quét xảy ra.
Anh Triệu Văn Hùng (29 tuổi) ở thôn 1 cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa là gia đình tôi lại bị ngập lụt. Có những năm lũ lên nhanh, bất ngờ, toàn bộ 4 sào lúa bị ngập, nhiều tài sản, vật nuôi bị trôi, ước thiệt hại hàng chục triệu đồng. Năm nay, gia đình tôi tranh thủ thu hoạch hoa màu sớm, những vật dụng thiết yếu đem gửi ở nhà bà con, khi lũ lên chỉ sơ tán người.
Gia đình anh Lương Văn Cường bị ngập nặng nhất. Đầu mùa mưa, nước bắt đầu dâng là anh phải kết bè di chuyển đến ở nhờ các hộ khác. Anh cho biết: Có năm nước tràn về nhanh, nhà bị ngập hơn 1m không kịp ứng phó. Bao nhiêu lúa, bắp bị ướt, gà vịt chết hết. Rút kinh nghiệm, năm nay gia đình tôi thu dọn đồ đạc cần thiết lên cao, chằng chống, cơi nới nhà cửa thật chắc.
Ông Phạm Đình Nhất, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất trong mùa mưa lũ, xã quán triệt Ban chỉ huy phòng chống lụt bão luôn trong tư thế sẵn sàng, không được chủ quan. Các bộ phận trực chiến với phương châm “bốn tại chỗ”: Thường xuyên thông báo trên loa để hướng dẫn nhân dân phòng chống bão lụt; trang bị các phương tiện cần thiết trong công tác cứu hộ như ca-nô, thuyền gỗ, phao cứu sinh, áo phao... huy động lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt; tổ chức trực ban, xử lý các tình huống xấu xảy ra, sử dụng ngân sách xã để mua những nhu yếu phẩm cần thiết và hướng dẫn người dân canh tác sớm để thu hoạch trước mùa mưa lũ.
Trần Khánh