VHO - Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng,áthuyhiệuquảcácmôhìnhtrongthựchiệnbìnhđẳnggiớbảng xếp hạng rcd mallorca gặp valencia cf 2 địa chỉ tin cậy, 3 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ, ứng dụng công nghệ...
Đây là kết quả đạt được sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trên toàn quốc. Thông tin được đưa ra tại “Hội nghị tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình” diễn ra ngày 14.11 tại Hà Nội.
Tạo sự chuyển biến trong xoá bỏ định kiến giới
Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương cho biết, với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN các cấp đã chủ động, nỗ lực chủ trì triển khai Dự án đạt được những kết quả tích cực, phát huy được thế mạnh, sự tham gia của các ngành, các cấp liên quan và người có uy tín tại cộng đồng trong các hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và những tập tục có hại đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để có cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, điều hành triển khai Dự án 8 giai đoạn I, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã triển khai chỉ đạo điểm các mô hình, hoạt động Dự án tại 8 giai đoạn 2021- 2025, tại 8 tỉnh đại diện các vùng miền, gồm Bắc Kạn, Thanh Hóa, Điện Biên, Lào Cai, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng và tập trung nguồn lực triển khai toàn diện các mô hình, hoạt động của Dự án tại địa bàn điểm.
Sau 3 năm triển khai, Trung ương Hội đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS, nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng/trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và tổ chức đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản đã được các đơn vị và Hội LHPN các tỉnh bố trí triển khai đồng độ hỗ trợ tại xã điểm.
“Các hoạt động chỉ đạo điểm bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi của người dân, góp phần thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới và giảm thiểu tác động của các vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu vượt qua các rào cản, định kiến giới, tiên phong thay đổi, khẳng định vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình và cộng đồng. Nhiều cách làm hay, sáng tạo của Hội phụ nữ cơ sở, các ngành liên quan và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo nên thành công của Dự án tại địa bàn chỉ đạo điểm”, bà Trần Lan Phương cho hay.
Hiệu quả từ các mô hình điển hình
Đánh giá ý nghĩa của việc thành lập và triển khai mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, bà Lò Thị Thu Thuỷ, Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đây là cách làm mới trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại trường học và trong cộng đồng để phát huy vai trò, tiếng nói, sự tham gia của trẻ em.
Với cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm, mô hình là cầu nối liên kết trẻ em với gia đình, nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền và cộng đồng trong các hoạt động thúc đẩy quyền trẻ em và bình đẳng giới.
Ở lứa tuổi THCS, những vấn đề về bình đẳng giới, những vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng bào DTTS sẽ rất khó hiểu và khó tiếp nhận nếu chỉ truyền thông một chiều, do đó, việc tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, giao lưu phù hợp với lứa tuổi hay các tiểu phẩm lấy chất liệu từ cuộc sống của các em là hình thức sinh hoạt lại trở thành một cách thức tuyên truyền, tác động hiệu quả.
Đối với việc thành lập tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ), theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng ban Tuyên giáo, Hội LHPN Việt Nam cho hay: Ban đã hỗ trợ 2 tỉnh, thành lập 6 tổ truyền thông tại 2 xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên và xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với 48 thành viên. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã về thành lập và vận hành mô hình tổ TTCĐ góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp...
“Trước khi thành lập tổ TTCĐ, cán bộ các thôn, bản còn nhút nhát và chưa có kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch… nhưng từ khi tham gia các tổ TTCĐ, họ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, được tiếp thu nhiều nội dung kiến thức bổ ích do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tập huấn qua các lớp.
Ngoài ra, người dân ở 6 thôn, bản có tổ TTCĐ Trung ương làm điểm đã thay đổi tích cực về nhận thức, nếp nghĩ, cách làm. Họ mạnh dạn trình bày quan điểm cá nhân, nhiệt tình, hứng thú trong các buổi truyền thông do Tổ TTCĐ thôn, bản tổ chức. Số lượng nam giới tham gia chiếm khoảng 35%. Từ đó, có sự chuyển biến rõ rệt trong cuộc sống gia đình, chăm sóc nuôi dạy con, dần xóa bỏ 1 số hủ tục lạc hậu xưa nay vẫn còn tồn tại ở địa bàn bản đối với bà con là đồng bào Bru - Vân Kiều.
Số lượng nam giới tham gia các hoạt động truyền thông ở Điện Biên chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 50%, sau các hoạt động truyền thông, bà con người Mông đã tự tin hơn, biết chia sẻ việc nhà; tỉ lệ kết hôn sớm giảm, gia đình có sự bình đẳng hơn”, bà Dung thông tin.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, các đại biểu nhận định, công tác chỉ đạo điểm Dự án còn gặp một số khó khăn, như cán bộ thực hiện dự án, nhất là cấp cơ sở còn lúng túng trong quản lý tổ chức thực hiện Dự án; năng lực duy trì, vận hành các mô hình còn hạn chế; thiếu kinh phí hoạt động vì từ nguồn ngân sách địa phương; nhân sự Ban quản lý/Ban chủ nhiệm thay đổi; thành viên của mô hình đi làm ăn xa nên ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động của mô hình…
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng, phụ nữ DTTS ở địa phương vẫn phải đối mặt với một số rào cản nhất định, ảnh hưởng tới sự phát triển của phụ nữ, trẻ em. Do đó, Dự án 8 cần tiếp tục có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, có hệ thống của cấp, các ngành chung tay để giải quyết một cách căn bản, toàn diện...