【kèo 1,25】Nhiều nội dung mới về Tiết kiệm năng lượng vừa được công bố
Tiết kiệm năng lượng: Trụ cột cho phát triển kinh tế bền vững |
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 quy định chức năng,ềunộidungmớivềTiếtkiệmnănglượngvừađượccôngbốkèo 1,25 nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Theo đó, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Nghị định 96 đã mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương trong lĩnh vực này đó là: Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật. Trong khi Nghị định 98/2017/NĐ-CP chỉ quy định Quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhu cầu điện trong đó Điều chỉnh phụ tải là nội dung trọng tâm nhằm tiết kiệm năng lượng |
Ban hành 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Cũng trong ngày 29/11Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021 với 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021.
Cụ thể, thành phố Hà Nội có 182 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gồm: Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội; Tổng Công ty mạng lưới Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội; Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển; Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống…
Tỉnh Vĩnh Phúc có 70 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021 gồm: Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cổ phần công nghiệp Á Mỹ; Công ty Cổ phần công nghiệp Việt Nam…
Tỉnh Bắc Ninh có 127 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021 gồm: Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông; Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hợp Lực; Công ty TNHH INTOPS Việt Nam…
Quyết định nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định theo số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đồng thời chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cập nhật và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở trọng điểm để công bố trước ngày 31/3 hằng năm.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thông báo cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn trong Danh sách tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công Thương trước ngày 01/02 hằng năm.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là thành viên thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình thực hiện các nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở đặt trụ sở, đồng thời báo cáo tập đoàn, tổng công ty để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình; tổng hợp gửi Bộ Công Thương trước 01/02 hàng năm.
Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thời gian qua, công tác quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ Công Thương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, trong các giai đoạn từ 2006-2010 và 2011-2015, cả nước đã tiết kiệm được tương ứng 3,4% và 5,65% tổng tiêu thụ năng lượng trong từng giai đoạn, tương đương với việc tiết kiệm được tổng cộng 16,1 triệu tấn dầu quy đổi. Bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã được Bộ Công Thương và các Bộ, ngành đã xây dựng, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn các nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đến nay, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành 7 thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp trọng điểm, tiêu thụ nhiều năng lượng bao gồm ngành hóa chất, ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát, sắt thép, ngành nhựa, ngành sản xuất giấy, ngành chế biến thủy hải sản và ngành sản xuất đường mía. Đối với Chương trình Quản lý nhu cầu điện, ngày 8/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 279/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Để triển khai Chương trình này, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển GIZ tiến hành “Nghiên cứu thiết kế thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị các cơ chế hỗ trợ trực tiếp thông qua cơ chế khuyến khích tài chính trên cơ sở tín hiệu giá; cơ chế khuyến khích tài chính trực tiếp và phương pháp phân tích chi phí - lợi nhuận của các cơ chế khuyến khích. Theo đó, Chương DR được xác định sẽ bao gồm các chương trình theo cơ chế khuyến khích tài chính trực tiếp, chương trình thông qua cơ chế giá điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện thông qua ưu đãi phi thương mại và chương trình tham gia tự nguyện của khách hàng sử dụng điện. Để triển khai thực hiện các Chương trình DR, Bộ Công Thương sẽ tham mưu, xây dựng trình Chính phủ ban hành đầy đủ và đồng bộ cơ chế tài chính, cơ chế giá điện, cơ chế khuyến khích bao gồm cả cơ chế quản lý, giám sát việc thực hiện phù hợp với các giải pháp về tài chính. Với mục tiêu giai đoạn 2021-2030 khi khung pháp lý đã dần hoàn thiện sẽ chuyển dần việc thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải điện từ thông qua hình thức ưu đãi phi thương mại với sự tham gia tự nguyện của khách hàng sử dụng điện sang thực hiện các Chương trình điều chỉnh phụ tải điện thông qua hình thức khuyến khích tài chính trực tiếp và cơ chế giá điện. |
相关推荐
- Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện, cựu Vụ phó vẫn đề xuất cấp phép
- Cựu Thứ trưởng Công Thương cùng thuộc cấp bị cáo buộc nhận hối lộ 365.000 USD
- Nộp 1,2 tỷ đồng khắc phục, cựu quyền Tổng Giám đốc SCB được đề nghị giảm án
- Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- Tạm giữ một thẩm phán của Tòa án nhân dân TP Huế
- Luật sư đề nghị chính sách khoan hồng đặc biệt cho cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
- Triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, phong tỏa hơn 2.000 tỷ đồng