当前位置:首页 > Thể thao

【kq bóng đá việt nam hôm nay】Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm, tránh tranh chấp

Luật Kinh doanh bảo hiểm: Những băn khoăn đã được tháo gỡ Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm: Huy động hiệu quả nguồn lực tài chính cho đất nước Cân bằng lợi ích của người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm

Bảo hiểm vi mô phải là nghĩa vụ,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịquyđịnhrõhơnvềhợpđồngbảohiểmtránhtranhchấkq bóng đá việt nam hôm nay quyền lợi của doanh nghiệp

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều thống nhất cần thiết phải sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm sau hơn 20 năm thi hành Luật hiện hành, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế.

Việc sửa đổi luật, nhiều đại biểu (ĐB) kỳ vọng, thị trường bảo hiểm sẽ cùng với thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ - tín dụng, trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: QH.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: QH.

Theo ĐB Lâm Văn Đoan (Lâm Đồng), bảo hiểm vi mô gần như không phát triển được trong thời gian qua. Có 3 công ty bảo hiểm nước ngoài cung cấp sản phẩm BH này, nhưng nay chỉ còn 1 công ty.

Các doanh nghiệp bảo hiểm có từ 14 - 22 năm vào thị trường Việt Nam nhưng cung cấp bảo hiểm vi mô khó khăn, tỷ lệ kinh doanh lợi nhuận khiêm tốn. Chính phủ đã cho phép 2 tổ chức được thực hiện thí điểm bảo hiểm vi mô đó là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam, nhưng nay Hội Khuyến học đã dừng thực hiện. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết dừng thực hiện thí điểm bảo hiểm vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hiện tổ chức này còn 130 nghìn hợp đồng, với giá trị khiêm tốn là 8,6 tỷ đồng.

Với dẫn giải nêu trên, ĐB Lâm Văn Đoan cho rằng, do chưa có quy định pháp lý phù hợp, chi phí cao, hiệu quả thấp, nên các doanh nghiệp bảo hiểm không mặn mà với loại hình bảo hiểm này. Trong khi đó, tiềm năng trong lĩnh vực này đối với thị trường gần 100 triệu dân là rất lớn.

ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) bày tỏ đồng tình với quan điểm của ĐB Lâm Văn Đoan và một số ĐBQH khác về vấn đề bảo hiểm vi mô. Theo ĐB, cần quy định theo hướng triển khai vừa là nghĩa vụ và quyền lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện loại bảo hiểm mang nhiều ý nghĩa nhân văn này.

Theo ĐB Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên), dự thảo luật đã đáp ứng tốt hơn các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. ĐB đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát để dự thảo luật phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho rằng, nội dung bảo hiểm vi mô cần quy định cụ thể hơn. ĐB đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, luật hóa cụ thể hơn các tiêu chí thành lập, vì đây là loại hình đặc thù, không thể áp dụng tiêu chí như các doanh nghiệp thông thường khác. Loại hình này tại một số quốc gia đều có tiêu chí thành lập. Cần đánh giá và tìm nguyên nhân trong 16 năm qua, chưa có đơn vị nào thực hiện loại bảo hiểm này, để người nghèo, người yếu thế có cơ hội tham gia.

Theo ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh), mô hình này hướng tới nhóm đối tượng lao động thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội, sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội. Do vậy, nếu việc quản trị, kiểm soát rủi ro không tốt sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực, lớn đến cả xã hội. Chính vì vậy, các quy định về mô hình tổ chức, điều kiện hoạt động, loại hình doanh nghiệp, tổ chức được phép thực hiện bảo hiểm vi mô phải rất đầy đủ, minh bạch.

ĐB Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị, đối với doanh nghiệp bảo hiểm, nên có quy định hạn ngạch cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô để nâng cao tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc phát triển hoạt động bảo hiểm vi mô và tạo cơ hội có nhiều kênh đưa các sản phẩm bảo hiểm đến gần hơn với người nghèo, đoàn viên hội viên, góp phần nâng cao chất lượng thu hút tập hợp đoàn viên, hội viên của các tổ chức hội.

Bảo đảm nguyên tắc chi trả minh bạch, rõ ràng

ĐB Nguyễn Đại Thắng và một số ĐBQH đề nghị cần rà soát và làm rõ các quy định về hợp đồng bảo hiểm. Các quy định, như: hình thức hợp đồng bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, đơn phương chấm dứt hợp đồng... để bảo đảm nhất quán giữa các quy định trong chính dự thảo Luật, vừa bảo đảm tính đặc thù của hoạt động bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ hơn về hợp đồng bảo hiểm, tránh tranh chấp
ĐB Trần Chí Cường quan tâm đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Ảnh: QH.

ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) đồng tình sửa đổi luật vì tính nhân văn của nó chia sẻ rủi ro và đảm bảo quyền lợi giữa các bên khi thực hiện các hợp đồng bảo hiểm.

Về hợp đồng bảo hiểm, ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi cho rằng, dự thảo luật đã quy định về vấn đề này, nhưng cần rà soát kỹ để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. “Tôi đồng tình với ý kiến ĐB Nguyễn Đại Thắng, quy định, giải thích với bên mua bảo hiểm về giao kết hợp đồng, quy định này vẫn chưa rõ, dẫn đến khi xảy ra tranh chấp, gây khó khăn cho tòa án khi xử lý các tranh chấp”, ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi nói.

ĐB Trần Thị Hoa Ry cho rằng, hợp đồng bảo hiểm là vấn đề dư luận hết sức quan tâm. Do đó, để tăng cường quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, cần kiểm soát nội dung hợp đồng bảo hiểm theo mẫu. “Tuy quản lý nhà nước không can thiệp vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của cả doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm”, nữ ĐB nói.

Theo ĐB Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa), về hành vi bị nghiêm cấm, tại Điều 10 của dự thảo luật đã quy định 5 hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, thực tế, doanh nghiệp bảo hiểm lại cho phép nhân viên quảng bá, nhắn tin điện thoại gây bức xúc trong dư luận. ĐB đề nghị cần bổ sung quy định: Nghiêm cấm việc làm phiền, quấy nhiễu khách hàng và tuân thủ các quy định về thông tin, truyền thông.

ĐB Trần Chí Cường, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đề nghị cần quy định trong Dự thảo Luật đảm bảo cân bằng lợi ích giữa bên bán và bên mua; phải bình đẳng, minh bạch, công khai; quy định chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm.

Về nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, nội dung điều luật đưa ra yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm trong việc lựa chọn tổ chức bảo hiểm và việc tự bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. ĐB đề nghị xem xét bổ sung thêm nội dung có liên quan trong nguyên tắc cơ bản như bảo đảm nguyên tắc chi trả minh bạch, rõ ràng, đầy đủ theo cam kết.

Đối với quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, theo ĐB Trần Chí Cường, cần quy định rõ hơn trong dự thảo Luật đảm bảo cân bằng lợi ích giữa bên bán và bên mua; phải bình đẳng, minh bạch, công khai; quy định chặt chẽ, bảo đảm quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm./.

分享到: