【kèo 1/4 là sao】Nhiều vướng mắc về C/O ưu đãi

[Cúp C1] 时间:2025-01-11 01:24:09 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:33次

nhieu vuong mac ve co uu dai

Cán bộ,ềuvướngmắcvềCOưuđãkèo 1/4 là sao công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra hàng NK Ảnh: T.BÌNH

Ngày 14-9, Cục Hải quan TP.HCM có công văn gửi Cục Giám sát quản lí (GSQL), Tổng cục Hải quan nêu vướng mắc liên quan đến mẫu dấu và mẫu chữ kí của C/O form E (C/O form E - là hàng hoá có xuất xứ từ Trung Quốc, theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc).

Ngày 6-9, Cục Hải quan Cần Thơ có công văn gửi Cục GSQL với nội dung vướng mắc liên quan đến việc xác minh số tham chiếu trên C/O mẫu AJ (chứng nhận hàng có xuất xứ từ Nhật Bản, theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản). Trước đó, ngày 12-8, Cục GSQL nhận được công văn của Cục Hải quan Thanh Hoá về vướng mắc liên quan đến số tham chiếu ghi trên C/O form D (theo Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN) và C/O form AANZ (theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand)...

Theo tính toán sơ bộ của Cục GSQL, nếu không giải quyết được các vướng mắc liên quan đến vận tải đơn chở suốt form D sẽ phải truy thu số tiền lên đến trên 1.000 tỉ đồng của DN.

Theo một cán bộ của Cục GSQL, từ đầu năm đến nay có hàng trăm vướng mắc về C/O như trên được gửi đến Cục. Tất cả đều liên quan đến C/O của các nước mà Việt Nam đã kí kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Bởi C/O của các quốc gia này sẽ được hưởng ưu đãi về thuế quan theo cam kết. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng chế độ sẽ gây thiệt hại cho DN, nhưng làm không chặt chẽ, chính xác lại dẫn đến việc gian lận, trốn thuế...

Một lãnh đạo Phòng Tổng hợp, Cục GSQL trao đổi thêm, hiện nay, tại nước ta có 7 loại C/O ưu đãi theo 7 FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đang tham gia. Ngoài C/O các form D, E, AANZ, AJ như nêu trên, còn có C/O form AK (hàng hoá có xuất xứ từ Hàn Quốc, theo FTA giữa ASEAN - Hàn Quốc), form AI (hàng hoá có xuất xứ từ Ấn Độ, theo FTA giữa ASEAN - Ấn Độ) và form JV (hàng hoá xuất xứ từ Nhật Bản theo FTA giữa Việt Nam - Nhật Bản).

Các vướng mắc cụ thể tập trung vào một số nội dung chính như yêu cầu liên quan đến vận tải đơn chở suốt (với form D, AK, AJ, JV); vướng mắc liên quan đến phụ lục đính kèm C/O nhưng không ghi số tham chiếu của C/O theo quy định; vướng về hoá đơn do nước thứ 3 phát hành (chủ yếu là form E); xác minh mẫu dấu và mẫu chữ kí trên C/O... Nhiều nhất là vướng mắc liên quan đến form D.

Đối với C/O form D vướng mắc bắt nguồn chủ yếu từ yêu cầu phải nộp vận tải đơn chở suốt do nước XK phát hành (vướng mắc này đã được Báo Hải quan đề cập trong chuyên đề vào tháng 8 vừa qua). Ngoài ra còn có C/O form AK, AJ, JV cũng yêu cầu bắt buộc nộp vận tải đơn chở suốt tại nước XK, các form còn lại không có yêu cầu bắt buộc này. Được biết, liên quan đến vướng mắc của vận tải đơn chở suốt, Tổng cục Hải quan đang tham mưu để Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ biện pháp tháo gỡ (vì vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết cấp bộ) theo hướng đảm bảo quản lí và tạo thuận lợi cho hoạt động của DN.

Cũng liên quan đến form D, còn có vướng mắc về ghi số tham chiếu. Quy định này nhằm đảm bảo không bị nhầm lẫn hay gian lận với các lô hàng khác. Năm 2009, trên cơ sở cuộc họp Nhóm chuyên trách Quy tắc xuất xứ lần thứ 28 của các nước thành viên ASEAN và ý kiến của Bộ Công Thương tại Công văn 10566/BCT-XNK (ngày 4-11-2008), Tổng cục Hải quan đã có Văn bản số 28/TCHQ-GSQL (ngày 5-1-2009) hướng dẫn các đơn vị hải quan địa phương. Theo Cục GSQL với những vướng mắc trong quá trình thực hiện các cục hải quan địa phương hướng dẫn DN xin cấp lại C/O và nộp cho cơ quan Hải quan (việc này khá dễ ở nhiều quốc gia), nếu trường hợp không xin cấp lại được sẽ thực hiện thủ tục theo quy định.

Đối với vướng mắc về mẫu dấu, mẫu chữ kí xuất phát từ việc khó nhận biết do đặc thù ngôn ngữ của một số quốc gia, đặc biệt là loại chữ tượng hình của Trung Quốc. Vì vậy vướng mắc nhiều nhất ở nội dung này liên quan đến vấn đề là từ C/O form E. Theo Cục GSQL khi có yêu cầu, đơn vị sẽ thực hiện xác minh tại quốc gia cấp bằng biện pháp thủ công.

Hiện nay, chỉ có Hàn Quốc đưa dữ liệu này lên mạng internet nên việc xác minh đối với form AK là khá đơn giản. Tuy nhiên, các đơn vị Hải quan địa phương cũng cần lưu ý một số điểm như: Phải lưu trữ đầy đủ, khoa học và hướng dẫn, phổ biến cho CBCC các dữ liệu về mẫu dấu, mẫu chữ kí khi được Tổng cục chuyển đến. Việc lưu trữ phải đảm bảo tính bảo mật (nghiêm cấm cung cấp cho DN) vì có thể dẫn đến hiện tượng làm giả và vi phạm quy định của FTA.

Đề xuất giải pháp chống gian lận thương mại qua C/O

Để hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng tháo gỡ khó khăn trong phòng, chống gian lận thương mại qua C/O; nâng cao hiệu quả chống gian lận thương mại; xây dựng cơ chế phối hợp chống gian lận thương mại giữa các bộ, ngành và các hiệp hội ngành hàng, Bộ Công Thương vừa có Công văn số 8877/BCT-XNK, đề nghị các hiệp hội nêu những ý kiến về những khó khăn liên quan đến công tác chống gian lận thương mại, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

Số liệu thống kê các mặt hàng cần điều tra: nêu thực trạng việc thu thập số liệu; đề xuất chi tiết về công tác cung cấp số liệu phục vụ phòng, chống gian lận thương mại; đánh giá về chế tài xử phạt gian lận thương mại hiện nay; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với hiệp hội; các hiện tượng gian lận thương mại phổ biến hiện nay đối với các ngành hàng mà các hiệp hội quản lí; công tác cấp và kiểm tra C/O hiện nay; việc quản lí cấp giấy phép đầu tư đối với công tác phòng, chống gian lận thương mại qua C/O; đề xuất giải pháp phòng, chống gian lận thương mại qua C/O đối với các ngành hàng và các hiệp hội quản lí.

H.Minh

Thái Bình

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接