您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ti so bong chuyen】Ðồng lòng chống sạt lở 正文

【ti so bong chuyen】Ðồng lòng chống sạt lở

时间:2025-01-26 02:41:38 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn huyện Ngọc ti so bong chuyen

Báo Cà Mau(CMO) Những năm gần đây, tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khiến hàng ngàn hộ dân sinh sống ở những khu vực này thấp thỏm lo âu. Trong khi chính quyền địa phương đang ra sức tìm giải pháp căn cơ để khắc phục thì người dân cũng đã nâng cao ý thức, có nhiều biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho gia đình.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn xã Tam Giang Tây xảy ra 12 vụ sạt lở đất, gây thiệt hại hơn 800 triệu đồng. Với con số trên, địa phương đang là một trong những điểm nóng về sạt lở của huyện.

Sạt lở gây thiệt hại nhà cửa, tài sản và đe doạ tính mạng người dân. Ảnh: HUỲNH TỨ

Sinh sống ở ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây đến nay đã hơn 20 năm nhưng chưa lúc nào bà Trần Thị Hía thấy tình trạng sạt lở đất diễn ra ngày càng khó lường như lúc này. Chỉ 3 năm qua, gia đình bà phải di dời, sửa chữa nhà ở 3 lần do sạt lở đất.

Bà Hía cho biết: “Mấy năm gần đây sạt lở xảy ra liên tục, mà lại thường diễn ra vào ban đêm nên trở tay không kịp. Trận sạt lở mới vừa rồi nhớ lại vẫn còn sợ. Gia đình đang ngủ, con trai tôi la lên. Tới chừng tôi chạy ra thì thấy căn nhà dưới của mình ụp xuống sông rồi... Vừa sợ, vừa lo, vừa buồn vì tài sản bị cuốn đi”.

Ông Lâm Văn Ngọc, chồng bà Hía, bộc bạch: “Mỗi lần lở đất thì mình lại nhích nhà lên trên một chút chứ cũng không biết dời đi đâu. Hơn nữa, dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề biển, ở gần mé sông, thuận tiện cho việc đi biển, có chỗ neo đậu, trông coi ghe tàu".

Chỉ tay ra phía bờ sông, ông Huỳnh Tuấn Em, ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây, cho hay, những năm trước, bờ sông vẫn còn cách xa nhà ông mấy chục mét, nhưng đến nay, sạt lở đất đã khiến bờ sông ăn sâu vào sát mé nhà. Lo lắng tình trạng sạt lở đất còn tiếp tục nên gia đình ông chủ động thuê xe cơ giới đào đất, tự làm bờ kè tạm chắn sóng, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho gia đình.

Ông Tuấn Em cho biết: “Thấy ở gần đây bà con mình bị thiệt hại do sạt lở nhiều nên tôi tranh thủ tự làm đoạn bờ kè trước, đồng thời cũng vận động mấy hộ gần nhà làm theo. Có bờ kè rồi cũng yên tâm hơn. Nhưng về lâu dài, rất mong Nhà nước có biện pháp hiệu quả để dân yên tâm làm ăn, sinh sống”.

Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây Lâm Trường Hải cho biết: “Ðối với những nơi có nguy cơ sạt lở, xã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện, Chi cục Biển đảo cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở để bà con có ý thức di dời nhà cửa, tài sản đến nơi an toàn. Qua công tác tuyên truyền, cắm biển báo, địa phương nhận thấy ý thức bà con được nâng lên. Từng hộ tuỳ theo điều kiện thực tế mà có giải pháp chống sạt lở như làm bờ kè tạm hoặc chủ động di dời nhà ở đến nơi an toàn. Ngoài ra, địa phương sẽ xây dựng khu tái định cư, khi hoàn thành sẽ vận động bà con trong vùng sạt lở vào ở để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản”.

Huyện Ngọc Hiển có 7 điểm nóng về sạt lở đất, có hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống và chịu ảnh hưởng. Mỗi năm, sạt lở đất đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của người dân, gây hư hỏng, đứt gãy nhiều đoạn lộ giao thông. Ðể khắc phục, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng nhiều đoạn bờ kè chắn sóng; xây dựng khu tái định cư, di dời dân ra khỏi khu vực nguy cơ.

Theo nhận định của địa phương, biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khó lường nên sạt lở đất ven sông, ven biển vẫn sẽ tiếp tục xảy ra, nhất là trong mùa mưa bão, triều cường như hiện nay. Chống sạt lở vừa để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân đang là cuộc chiến cam go, phức tạp và lâu dài, rất cần sự chung sức, đồng lòng của toàn thể Nhân dân./.

 

Trúc Linh