【kết quả bđ tây ban nha】Thanh Hóa chi 25 tỷ đồng để khai quật khảo cổ di tích Lăng miếu Triệu Tường
Theo đó, Lăng miếu Triệu Tường sẽ được khai quật trên diện tích 2.800m2 gồm: Ủng thành phía Nam, cổng tam quan, nhà công quán, nhà Đông đường, Tây đường, cổng Bắc, cổng Đông, cổng Tây và các ao vuông hồ sen, giếng nước.
Việc khai quật khảo cổ sẽ giúp cung cấp mặt bằng, quy mô các kiến trúc cùng những hiện vật liên quan, làm cơ sở khoa học để phục dựng lại di tích, đảm bảo tính chân thực của di tích đã được xây dựng và tồn tại trong lịch sử.
Việc nghiên cứu, khai quật khảo cổ di tích Lăng miếu Triệu Tường sẽ giúp đánh giá giá trị tổng thể di tích, cung cấp luận cứ khoa học, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.
Từ đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích theo tiêu chuẩn quốc gia, làm cơ sở thực hiện cắm mốc giới bảo vệ di tích, chuẩn bị cho việc xây dựng hồ sơ khoa học di tích quốc gia đặc biệt và hồ sơ Di sản văn hóa thế giới sau này cho di tích Lăng miếu Triệu Tường.
Việc khai quật khảo cổ di tích Lăng miếu Triệu Tường sẽ được tiến hành theo địa tầng, bóc tách từng lớp đất theo địa tầng nhằm làm xuất lộ di tích, di vật...
Sau khi xử lý chuyên môn, tất cả các di tích đều được bảo vệ nguyên trạng. Tổng mức đầu tư cho dự án "Nghiên cứu, khai quật khảo cổ di tích Lăng miếu Triệu Tường" là 25,8 tỷ đồng từ nguồn kinh phí tăng cường cơ sở vật chất ngành Văn hóa.
Di tích Lăng miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803, tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung - nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm - miếu thờ của vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. Nhiều nhà sử học coi khu di tích này là "kinh thành Huế thu nhỏ."
Di tích Lăng miếu Triệu Tường gồm nhiều kiến trúc bố trí trong một khu vực chu vi 182 trượng (tương đương 50.000m2), bao quanh có hồ nước và cầu gạch bắc qua. Vòng ngoài có hai lớp lũy bao bọc, được ví như một tòa thành.
Không gian bên trong được chia làm 3 khu vực: Khu vực chính ở giữa xây Nguyên miếu thờ Nguyễn Kim và Nguyễn Hoàng.
Khu vực phía đông dựng miếu thờ Trừng quốc công, khu vực phía tây dành làm nơi trú ngụ của các quan và gia đình hộ lăng và trại lính canh lăng…
Trải qua những biến động của lịch sử, Lăng miếu Triệu Tường đã bị san phẳng, nay chỉ còn dấu tích nền móng.
Các cuộc khai quật thám sát khảo cổ đã giúp các nhà nghiên cứu, nhà khoa học có cái nhìn tổng thể về quy mô, loại hình, kiểu kiến trúc cũng như diện tích xây dựng của khu di tích.
Dự án "Nghiên cứu, khai quật khảo cổ di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung" sẽ thực hiện trong hai năm 2018 - 2019./.
Theo TTXVN