【ti le c】Phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025 không bắt buộc Ngoại ngữ có đáng lo?
Bộ GD-ĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ 2025. Phương án được lựa chọn là 2+2,ươngánthitốtnghiệpTHPTtừkhôngbắtbuộcNgoạingữcóđáti le c tức là 2 môn thi bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Như vậy, trong phương án này, Ngoại ngữ - môn học được coi là công cụ để hội nhập - không phải là môn bắt buộc.
Phóng viên đặt câu hỏi khi môn Ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc, Bộ sẽ có kế hoạch như thế nào để đảm bảo chất lượng việc dạy học, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho hay, nếu tổ chức thi bắt buộc môn Ngoại ngữ thì không chỉ Tiếng Anh mà tất cả 7 môn ngoại ngữ. Nếu làm đề thi sẽ làm cho 7 môn tuy nhiên, các em được quyền dự thi môn Ngoại ngữ theo lựa chọn.
Môn Ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chú trọng, cụ thể, ngay từ lớp 3 đã được học, đến bậc THCS và THPT đều là môn học bắt buộc và được kiểm tra, đánh giá. Như vậy, trong quá trình từ năm lớp 3 đến lớp 12, các em đều được học, lựa chọn môn Ngoại ngữ mà mình thích và định hướng.
“Đó chính là nền tảng quan trọng nhất cho các em bổ sung, nâng cao năng lực, phẩm chất về Ngoại ngữ. Quá trình dạy và học, Ngoại ngữ được Bộ GD-ĐT rất quan tâm và lồng ghép vào tất cả các chuẩn đầu ra của học sinh và sinh viên. Do vậy không thể nói chỉ vì một kỳ thi này mà làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học. Chúng tôi quan điểm quá trình dạy học là xuyên suốt, xem các môn học là như nhau trong quá trình học”, ông Chương nói.
Phóng viên cũng đặt vấn đề với trường hợp trượt tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ có hướng dẫn nhà trường thế nào về việc ôn tập lại cho các em bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều đổi mới.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho hay: “Nguyên lý chung là các em học theo chương trình nào sẽ thi theo chương trình đó. Với những em này, chúng ta có thể tính toán để các em vẫn có thể được thi theo hình thức của chương trình phổ thông 2006. Do đó các em hoàn toàn có thể yên tâm, rằng không phải học theo chương trình 2006 mà phải thi theo chương trình phổ thông 2018”, ông Hà nói.
Nói thêm về quyền lợi với các thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024 và dự thi tốt nghiệp vào năm 2025, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết thêm:
“Quy chế tuyển sinh đại học đã được giữ ổn định trong 2 năm qua. Dù thi như thế nào các trường vẫn phải đảm bảo nguyên tắc xét tuyển công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Như vậy, các em dù thi kỳ thi như thế nào vẫn được xét tuyển một cách công bằng”.
Một thắc mắc nữa được đặt ra là trong phần các môn thi tự chọn, thí sinh có được chọn nhiều hơn 2 môn tự chọn? Và nếu tự chọn, có nhất thiết phải trong môn học các em đăng ký tổ hợp môn học học ở cấp THPT?
Về điều này, ông Hà cho rằng, cũng cần xem xét việc liệu có nhất thiết để các em thi nhiều môn, nhiều tổ hợp với mục tiêu tiết kiệm cho xã hội. Trong khi với 2 môn tự chọn, các em cũng đã có thể hình thành nên những tổ hợp phù hợp xét tuyển đại học cho mình.
Ông Nguyễn Ngọc Hà cho biết thêm, đề minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo nguyên tắc chỉ có sau khi các học sinh học xong chương trình lớp 12. Trong khi hiện nay theo chương trình phổ thông 2018, lứa học sinh mới chỉ học đến học kỳ 1 của lớp 11. “Tuy nhiên, hiểu điều này rất quan trọng và như dẫn đường cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh nên lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã quyết định ngay sau khi thử nghiệm định dạng về mặt cấu trúc sẽ công bố minh họa cấu trúc của đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025”, ông Hà nói.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Chồng tôi: đêm “nghe lời” vợ, ngày “vâng lời” mẹ
- Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
- Tìm lại vị ngon ngọt tuổi thơ
- Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- “Tái” thế này là…gọt chân cho vừa giày?
- Lay lắt phận đời cô bé mồ côi mắc bệnh nan y
- Ngoại tình qua facebook
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- Nhiều con, lắm vợ khó chia đất…
- Trách nhiệm của việc “dùng lại” tin tức
- Qua nhà bạn trai nghỉ trưa...bị xâm hại
- Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- UBND tỉnh Lâm Đồng: Sửa sai rồi liệu còn sai?
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Khúc Xoan dâng tổ vua Hùng
- Dù ‘đại gia’ BĐS bán tháo, dân vẫn khó mua được nhà
- Chồng lười việc nhà, lại kiếm ra ít tiền
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Mẹ nghèo đang nguy kịch, con khát sữa