【keonhacai ngoại hạng anh】CPTPP: Linh hoạt xuất xứ 10%, doanh nghiệp dệt may vẫn được hưởng ưu đãi thuế

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 15:28:54 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:122次

Chuyên gia kinh tế Bùi Kim Thùy cho biết,ạtxuấtxứdoanhnghiệpdệtmayvẫnđượchưởngưuđãithuếkeonhacai ngoại hạng anh tại hội thảo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay thách thức, diễn ra sáng nay, 18/1 tại Hà Nội.

Quy tắc xuất xứ linh hoạt

Bà Thùy cho biết, trong CPTPP, đàm phán về thuế liên quan chặt chẽ đến cam kết quy tắc xuất xứ, chỉ khi đáp ứng được quy định về quy tắc xuất xứ thì các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mới được hưởng mức thuế ưu đãi. Do đó, các doanh nghiệp (DN) cần có ý thức tìm hiểu cụ thể và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc xuất xứ để hưởng lợi.

“Quy tắc xuất xứ sẽ xác định hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan hay không và đảm bảo sự cân bằng giữa "thuận lợi hóa thương mại" và "phòng tránh gian lận thương mại. Khi đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi, hàng hóa sẽ được cấp C/O (chứng nhận xuất xứ) ưu đãi và đây mới là giấy thông hành, cam kết pháp lý quan trọng nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu" - bà Thùy cho biết thêm.

Bên cạnh đó, có một điểm rất mới so với các FTA (hiệp định thương mại tự do) truyền thống trước đây mà Việt Nam đã ký kết là để tạo thuận lợi thương mại tối đa, giảm thời gian giao dịch và chi phí xuất nhập khẩu, CPTPP cho phép người xuất khẩu, người sản xuất và người nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ.

Hiện đối với Việt Nam, do hình thức tự chứng nhận xuất xứ còn khá mới mẻ, chưa được triển khai toàn diện và đại trà nên ta được áp dụng một số thời gian chuyển đổi nhằm mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) và cơ quan quản lý nhà nước quen dần với hình thức này. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để cho cơ quan quản lý và DN Việt Nam có sự chuẩn bị những điều kiện cơ bản để đáp ứng quy định của CPTPP.

Chúng ta đều thấy, ở các FTA cũ, xuất xứ thuần túy được hiểu là 100% các nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm phải nằm toàn bộ trong quốc gia đó. Đây là quy tắc xuất xứ chặt để ngăn chặn các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định tận dụng các ưu đãi thuế.

ht

Hội thảo có sự tham dự của 200 chuyên gia, các bộ ngành, DN. Ảnh: T.U

Tuy nhiên, điều đáng mừng là trong CPTPP có yếu tố cộng gộp, nguyên liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ CPTPP nhưng có giá trị gia tăng trong khối, dù chỉ 1% sẽ được cộng gộp để tính hàm lượng CPTPP trong sản phẩm để được cấp ưu đãi C/O.

Dệt may chịu tác động lớn nhất

Cũng tại hội thảo, ngành hàng được đề cập đến nhiều nhất trước thềm CPTPP là dệt may. Bà Thùy cho biết: “Ngành hàng dệt may được dự báo sẽ gặp khó khăn nhất và chịu tác động lớn nhất từ những quy định xuất xứ hàng hoá của CPTPP”.

Cũng theo các chuyên gia, tuy được đánh giá là hưởng lợi lớn nhất từ CPTPP, song dệt may sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), quy định xuất xứ từ sợi của CPTTP đã đánh đúng vào điểm nghẽn của ngành dệt may vì hiện vẫn phải nhập gần 99% bông, 1,3 triệu tấn sơ xợi, 80% vải...

Bên cạnh đó, trên thực tế, đến nay nước ta vẫn chủ yếu làm gia công, trình độ lao động thấp, việc tiếp cận đất đai của DN dệt may rất khó khăn…

Do đó, để vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội từ CPTPP, các DN dệt may phải có sự hiểu biết sâu rộng về hiệp định này. Trong đó, đặc biệt nắm kỹ các quy định về quy tắc xuất xứ của CPTPP, tìm hiểu rõ các thị trường trong khối để có hướng đi đúng.

“DN dệt may cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết với nhau nhằm xây dựng chuỗi liên kết DN trong nước. Đồng thời, DN cũng cần thu hút đầu tư, liên kết với các DN FDI, nhà đầu tư nước ngoài để nhận chuyển giao dòng vốn, công nghệ, trình độ quản trị và chen chân vào chuỗi giá trị” - ông Cẩm nhấn mạnh.

Các chuyên gia trong ngành dệt may kiến nghị, Nhà nước và các địa phương cần hỗ trợ DN về các chính sách tiếp cận đất đai, xây dựng vùng sản xuất. Song song với đó, Nhà nước cần có chính sách phát triển ngành dệt may trong 10 - 15 năm tới, từ việc gỡ vướng về nguyên liệu đầu vào thông qua chính sách xuất nhập khẩu cho đến việc quy hoạch các khu công nghiệp, xử lý nước thải, tạo điều kiện cho DN trong quá trình sản xuất…/.

Tố Uyên

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接