发布时间:2025-01-11 11:17:27 来源:Empire777 作者:Cúp C1
VinaCapital dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể vượt 10% trong quý 3 | |
Việt Nam cần khoảng 6,ựbáoGDPnămcủaViệtNamsẽtăngmạnhlêkèo nhà cái giải ngoại hạng anh8% GDP mỗi năm để ứng phó biến đổi khí hậu | |
Kinh tế phục hồi và bứt tốc |
Chiều 8/8, WB đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo lần này có tiêu đề “Điểm lại: Giáo dục để tăng trưởng”.
Các chuyên gia WB và Việt Nam tại lễ công bố. |
Theo đó, báo cáo cho rằng, trong nửa đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng tốc phục hồi nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022. Lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% trong năm nay.
Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua hàng loạt những cú sốc rất lớn và rất tiêu cực, nhưng kinh tế Việt Nam đến nay vẫn tương đối vững vàng và đang phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy giảm do Covid-19 gây ra vào năm ngoái. WB dự kiến tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn khả quan từ nay đến cuối năm cũng như trong năm 2023.
Tuy nhiên, báo cáo của WB đánh giá, triển vọng tích cực trên vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi. Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa vẫn tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn hoặc các biến chủng Covid-19 mới tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh đó còn có những thách thức trong nước, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng, và rủi ro cao hơn trong khu vực tài chính.
Bà Carolyn Turk đánh giá, nếu các nền kinh tế lớn và các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro và Trung Quốc suy giảm mạnh hơn so với những dự kiến hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp tục bị ảnh hưởng.
Một số dự báo của WB về triển vọng kinh tế Việt Nam. Nguồn: WB |
Từ những tác động này, báo cáo của WB cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác dụng của những rủi ro trên.
Trước mắt, liên quan đến chính sách tài khóa, trọng tâm nên nhằm vào tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu, nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu cũng như lạm phát gia tăng.
Trong khu vực tài chính, WB khuyến nghị cần phải theo dõi chặt chẽ và tăng cường công tác báo cáo và dự phòng nợ xấu, đồng thời ban hành cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ. Chính phủ có thể cân nhắc áp thêm sắc thuế mới như thuế các bon, cải thiện công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu suất chi tiêu với đầu tư công. Hành lang pháp lý cần phải tiếp tục được cải thiện để nâng cao hiệu quả của môi trường đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận xét, hiện nay lạm phát cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát, chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn phù hợp ở hiện tại.
Tuy nhiên, nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực, khi lạm phát cơ bản tăng tốc và chỉ số giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu 4% do Chính phủ đặt ra, thì bà Madani cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền.
Ngoài ra, với phần nghiên cứu về tác động của giáo dục sau phổ thông và giáo dục đại học đến tăng trưởng kinh tế, theo các chuyên gia của WB, Việt Nam cần có lực lượng lao động có kỹ năng để chuyển mình trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao vào năm 2035.
Theo WB, các doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có các kỹ năng lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật. Do đó, báo cáo của WB cho rằng, đổi mới hệ thống giáo dục đại học là chìa khóa để nâng cao năng suất của Việt Nam, trong đó cần mở rộng áp dụng công nghệ số, nâng cao vai trò của khu vực tư nhân và hài hòa hệ thống văn bản pháp quy nhằm cải thiện chất lượng đào tạo.
相关文章
随便看看