Bỏ việc về quê trồng nấm Năm 2009,ởinghiệptừtrồngnấmsạkết quả fa cup anh tốt nghiệp Trường đại học Đà Lạt với chuyên ngành Công nghệ sinh học, chị Lộc vào làm việc cho một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh. Với bản tính chăm chỉ, tháo vát nên sau một thời gian, chị được Ban giám đốc đề bạt chức Trưởng phòng phụ trách khâu kiểm tra an toàn sản phẩm với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. Ở cương vị mới, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công ty chị ngày một “ăn nên làm ra” bởi thu hút được rất nhiều đơn đặt hàng. Thời gian này, công ty không chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm mà chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt. Những lúc kiểm định an toàn thực phẩm, lãnh đạo công ty yêu cầu nhân viên của chị không cho chị biết. Sau đó, chị Lộc phát hiện ra và đề xuất lãnh đạo không nên làm như vậy nhưng không được chấp nhận. Bất bình trước việc làm của công ty, năm 2012 chị Lộc xin nghỉ việc về quê ở xã Lộc Tấn (Lộc Ninh) khởi nghiệp. Chị Huỳnh Thị Diệu Lộc chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm bào ngư xám Tại quê, chị thuê vài héc ta đất lòng hồ giáp biên giới để trồng khổ qua rừng. Sau hơn 3 tháng cần mẫn làm việc, khổ qua rừng cho thu hoạch, nhờ đó chị có chút vốn tiếp tục mở rộng diện tích. Do không có người trông nên vườn khổ qua rừng bị mất trộm rất nhiều, trong khi giá bán thất thường, chị quyết định chuyển hướng làm ăn mới. Nhận thấy nấm bào ngư xám đem lại giá trị kinh tế cao và thích hợp với điều kiện nuôi trồng tại địa bàn, chị Lộc tìm tòi, học hỏi cách xây dựng trang trại trồng nấm bào ngư xám trên diện tích 300m2của gia đình. Sau nhiều tháng trồng thử nghiệm, chị gặp thất bại do thời tiết không phù hợp nên nấm bị chết rất nhiều. “Lần đầu thực hiện nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa khí hậu ở quê thường khắc nghiệt khiến nấm bị chết. Đây là bài học đắt giá trong lần khởi nghiệp từ nấm bào ngư của tôi” - chị Lộc nói. Không nản lòng, chị cải tạo lại trang trại bằng việc lợp mái nhà bằng lá, gieo cấy đúng mùa giúp nấm phát triển. Kết quả lần này đúng như mong đợi, số phôi giống chị gieo cấy cho thu hoạch gần 2 tạ/tháng. Trại nấm của chị ngày càng mở rộng với khoảng 10.000 bịch phôi nấm bào ngư xám, cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng/tháng. Chị Lộc chia sẻ: “Biết chấp nhận thất bại và có ý chí vươn lên thì mới có thể thành công. Khởi nghiệp là quá trình khó khăn đòi hỏi phải kiên nhẫn tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và chịu khó”. Hướng đến sản xuất an toàn Chị Lộc cho biết: Nấm bào ngư xám là thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi nhận thấy nấm dễ nhiễm bệnh mốc xanh, nấm hồng và bị côn trùng tấn công. Để tạo môi trường phát triển tốt cần cung cấp đủ nước, độ ẩm nhà nấm và bảo quản đúng kỹ thuật. Làm nấm bào ngư xám đơn giản, phôi được cấy trong các bịch ni-lon (còn gọi là bịch phôi dùng để cấy giống, nuôi ủ phôi từ 20-25 ngày), bên trong chứa giá thể (là chất dinh dưỡng của phôi, thường được làm từ mùn cưa của cây cao su để giúp các meo nấm bào ngư cấy trong phôi phát triển tốt) trọng lượng từ 400-600g, độ ẩm không khí khoảng 80% và duy trì nhiệt độ từ 24-250C. Chị Lộc luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày bằng vôi bột. Lán trại trồng nấm được xây dựng kiên cố, thoáng mát, bố trí xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, nấm của chị luôn được mọi người ưa chuộng chọn mua. Sau 5 năm về quê khởi nghiệp, chị Lộc không những sản xuất giỏi, còn đam mê sáng tạo. Để giám sát được nhiệt độ, độ ẩm cũng như điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, chị cùng cộng sự của mình đã nghiên cứu thành công “Hệ thống giám sát và tưới nước tự động cho nhà nấm, nhà lưới”. Hệ thống này cung cấp dữ liệu thời gian cho người trồng nấm quan sát được nhiệt độ không khí, độ ẩm, nhiệt độ đất và ánh sáng trong nhà lưới. Đồng thời có thể tự động điều khiển bật - tắt đèn, máy phun sương, máy bơm cho thích hợp với từng loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của nấm. Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng ghi chép nhật ký, giúp người trồng dễ dàng nắm được quá trình sinh trưởng của từng loại cây trồng. Nhờ đó, trại nấm của gia đình chị luôn phát triển tốt, cho năng suất cao và tiết kiệm chi phí đầu tư. Trường Giang |