当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải】Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất 正文

【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải】Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất

2025-01-10 10:54:24 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:313次

Quy định,ềudoanhnghiệpđãsẵnsàngthựcthitráchnhiệmmởrộngcủanhàsảnxuấthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá thân hoa thượng hải thể chế đã hoàn thiện

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường. Trong đó nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.

EPR là một công cụ kinh tế tuân theo nguyên tắc thị trường và cách tiếp cận chính sách mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải; đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp chính phủ các nước đạt được các mục tiêu về môi trường.

Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
Quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất sẽ chính thức có hiệu lực 1/1/2024. Ảnh minh họa

Sau 3 năm kể từ thời điểm Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội thông qua, cơ quan quản lý, nhà sản xuất, nhập khẩu cũng như các nhà tái chế đã có cuộc “chạy đua với thời gian” để thực thi quy định EPR. Cơ quan quản lý đã khẩn trương hoàn thành các quy định, thiết chế liên quan để thực hiện EPR như thành lập Hội đồng EPR quốc gia, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (gọi tắt là Fs), xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhập khẩu để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải, xây dựng Cổng thông tin EPR quốc gia...

EPR là một công cụ chính sách phổ biến trên thế giới đồng thời là công cụ rất hiệu quả trong quản lý chất thải. Hiện nay có khoảng hơn 400 hệ thống EPR khác nhau trên toàn cầu mà các quốc gia đang áp dụng. EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR, và EPR là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện bộ này đã cơ bản hoàn thành các điều kiện cần thiết để thực thi EPR vào đầu năm 2024. Bộ đã xây dựng hệ thống đăng ký, kê khai, báo cáo trực tuyến. Từ hệ thống này, các nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ thực hiện đăng ký, kê khai, báo cáo trên Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia mà không phải gửi bản giấy về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

EPR là chiến lược chính sách môi trường trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất được mở rộng đến cuối vòng đời sản phẩm. Theo TS. Nguyễn Đình Đáp - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, quy định EPR là động lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy nền công nghiệp tái chế và Việt Nam sớm đạt mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững. Nếu các giải pháp thực hiện đồng bộ, thì ngành tái chế của Việt Nam sẽ phát triển như một mũi tên trúng 2 đích, vừa góp phần giảm chất thải ra môi trường, vừa tạo nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm và hạn chế nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngoài.

“3 năm qua đã có hàng chục cuộc hội thảo đối thoại, tham vấn, lấy ý kiến của các nhà sản xuất, nhà tái chế, nhà quản lý, giới khoa học cũng như rất nhiều các hội thảo phổ biến, tập huấn cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, nhà tái chế được tổ chức ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Đây là cách để chính sách EPR nhận được sự đồng thuận của nhà sản xuất” - TS. Nguyễn Đình Đáp nhận định.

Nhiều doanh nghiệp lớn đã sẵn sàng thực thi

Chuẩn bị cho quá trình thực thi, về phía các nhà sản xuất, nhập khẩu cũng đã có những bước tiến quan trọng để thực hiện EPR.

Cụ thể, năm 2021, đánh dấu lần đầu tiên 9 doanh nghiệp lớn là TH Group với thương hiệu TH True milk, Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam, La Vie, Nestle, Nutifood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak và Universal Robina Corporation đã ngồi lại cùng nhau để thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (gọi tắt là PRO Việt Nam) với sứ mệnh phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.

Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
Thành lập tổ chức Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam - PRO Việt Nam. Ảnh tư liệu

Không chỉ dừng lại ở nỗ lực chung của PRO Việt Nam, các thành viên của tổ chức này cũng rất tích cực hưởng ứng và chủ động ký kết hợp tác với các nhà tái chế để cam kết hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. Có thể kể đến như Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo) và Công ty cổ phần Nhựa tái chế DUYTAN (DUYTAN Recycling) ký hợp biên bản hợp tác chiến lược về việc cung cấp nhựa tái sinh để sản xuất bao bì các sản phẩm của Suntory PepsiCo giai đoạn năm 2022 – 2026.

Vào tháng 10/2023 vừa qua, Công ty TNHH La Vie (La Vie) - thành viên của Tập đoàn Nestlé, đã tổ chức lễ ký biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa với DUYTAN Recycling. Theo chiến lược 5 năm, La Vie và DUYTAN Recycling thực hiện mục tiêu thu gom và tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa, áp dụng cho các sản phẩm chai La Vie dung tích nhỏ đến sản phẩm dung tích 19L.

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (Unilever Việt Nam) cũng đang tích cực cộng tác cùng các nhà thu gom như Công ty Cổ phần VietCycle (VietCycle), nhà tái chế như DUYTAN Recycling để thúc đẩy tuần hoàn nhựa, vốn là cơ chế chuẩn bị cho việc thực hiện quy định EPR. Cùng với đó, công ty này đang nghiên cứu cải tiến thiết kế bao bì nhằm đưa khả năng tái chế lên trên tỷ lệ 63% hiện tại. Đại diện Unilever Việt Nam thông tin, hiện công ty này đã giảm được 52% nhựa nguyên sinh và sử dụng nhựa PCR trong sản xuất. Hiện đã có hơn 25.000 tấn nhựa được thu gom và tái chế.

Một số nhà tái chế trong nước đã bắt tay hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tái chế đón đầu cơ hội từ EPR. Điển hình như Công ty Vietcycle hồi tháng 3/2023 cùng với tập đoàn ALBA Châu Á đã ký kết hợp tác xây dựng nhà máy tái chế với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 50 triệu USD và công suất lên đến 48.000 tấn/ năm. Nhà máy tái chế này sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến từ Đức, tái chế ra nhựa rPET đạt chuẩn quốc tế. Đây là nhà máy nhựa tái chế lớn nhất và cũng là nhà máy tái chế ra sản phẩm nhựa có thể sử dụng dựng thực phẩm đầu tiên tại miền Bắc.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhà sản xuất, nhập khẩu có 2 trách nhiệm: trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải.
作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜