【tran atalanta】Quốc hội họp Kỳ thứ 8: Đổi mới có tính bứt phá tư duy xây dựng pháp luật
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh Như Ý |
Sáng 21/10,ốchộihọpKỳthứĐổimớicótínhbứtphátưduyxâydựngphápluậtran atalanta Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV khai mạc với khối lượng công việc lớn nhất trong các kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Riêng nội dung lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 luật, xem xét, cho ý kiến 13 dự ánluật khác.
Tại cuộc họp báo chiều 20/10, phóng viên Báo Đầu tưđặt câu hỏi, Chủ tịch Quốc hội đã nhiều lần nhấn mạnh, cần thay đổi tư duy xây dựng luật, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa nghị định, thông tư.
Nhưng tại nghị trường, nhiều đại biểu cũng đã yêu cầu luật cần cụ thề để ban hành thực hiện được ngay, không giao quá nhiều nội dung cho Chính phủ quy định. Nhất là trong bối cảnh luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư vẫn đáng lo ngại, đơn cử có nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai mới chậm tới hơn 2 tháng. Vậy làm sao để đổi mới tư duy, nhưng luật vẫn đáp ứng được yêu cầu bức thiết của cuộc sống?
Hồi âm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang nói đổi mới công tác xây dựng luật phải đúng vai, thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quyết định, thuộc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ quyết, thuộc thẩm quyền của bộ thì bộ quy định.
“Từ trước đến nay, chúng ta đã làm đúng chưa? Phải nói rằng, có những lúc chúng ta quá sa đà vào quy trình thủ tục, mà quy trình thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ”, ông Giang nói.
Vẫn theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Nghị quyết 27 của Trung ương yêu cầu luật phải cụ thể, “nhưng cụ thể gì đi nữa cũng phải đúng thẩm quyền đã”. Vì vậy, chỉ đạo để đúng vai, đúng thẩm quyền là hoàn toàn chính xác.
Ông Giang cũng nhấn mạnh, một trong những yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là luật có hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực kèm theo. Kiểm soát việc này trước tiên trách nhiệm thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan ban hành văn bản phải chịu trách nhiệm về việc chậm đó.
“Trách nhiệm các cơ quan của Quốc hội thế nào? Luật cũng đã quy định về trách nhiệm giám sát của các cơ quan của Quốc hội rồi, các cơ quan này phải tăng cường giám sát để bảo đảm các văn bản quy định chi tiết, vừa bảo đảm thời hạn có hiệu lực cùng với văn bản luật, đồng thời phải kiểm soát được các quy định trong đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không”, ông Giang nói thêm.
Làm rõ hơn điểm mới trong công tác lập pháp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là vấn đề Đảng, Nhà nước quan tâm từ lâu và trong những năm qua công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật cơ bản đồng bộ hoàn thiện, đóng góp rất tích cực trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhưng bước sang một giai đoạn mới với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có đổi mới có tính bứt phá.
Nghị quyết Đại hội XIII đã ghi rõ, tiếp tục xây dựng chiến lược, hoàn thiện chiến lược xây dựng pháp luật đồng bộ với tổ chức thi hành pháp luật. Xây dựng pháp luật phải gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật mau chóng vào cuộc sống thì phải đưa cuộc sống vào pháp luật trước, từ đó pháp luật mới vào cuộc sống nhanh.
“Vì vậy, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Trung ương đã họp và ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Và trong nghị quyết này, có rất nhiều tư tưởng mới về đổi mới xây dựng pháp luật. Đây là chỉ đạo của Đảng, Trung ương, là yêu cầu của phát triển đất nước, phát triển dân tộc trong giai đoạn mới”, ông Định nhấn mạnh.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội, đổi mới xây dựng pháp luật gắn với đổi mới thi hành pháp luật. Trong Nghị quyết 27 có một số điểm là đổi mới công tác xây dựng pháp luật gắn tổ chức thi hành pháp luật, chú ý đến thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình xây dựng pháp luật ở các khâu. Cơ quan nào làm tốt việc ở cơ quan đó. Với tinh thần như thế, Quốc hội làm đúng việc của Quốc hội, còn những việc của Chính phủ thì Chính phủ làm.
“Nhìn lại tất cả các nước, vấn đề xây dựng pháp luật chủ yếu là do Chính sáng kiến, chủ yếu là do Chính phủ đề xuất. Còn Quốc hội chỉ xem xét, thảo luận thông qua. Chính phủ rất quan trọng vì Chính phủ xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ người quản lý điều hành cuộc sống, phân công các bộ, ngành điều hành các lĩnh vực cụ thể. Từ lĩnh vực cụ thể, hơi thở cuộc sống đi vào, còn đại biểu Quốc hội chủ yếu ngồi bàn giấy là chính, ít có thời gian trực tiếp quản lý, nhưng có tầm nhìn bao quát, tổng thể?”, ông Định phân tích.
Thông tin chung về Kỳ họp thứ 8, ông Định cho biết, với tính chất quan trọng của kỳ họp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu tại phiên khai mạc.
Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV được tổ chức ngay sau thành công rất tốt đẹp của hội nghị Trung ương mười. Tinh thần của Hội nghị Trung ương mười là, năm 2025 là thời gian cả nước tập trung bứt phá để phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII, tạo một bước chuyển biển mạnh mẽ để bước vào năm 2026, Đại hội XIV, đưa nước ta nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội, kỳ họp Quốc hội lần này tổ chức ngay sau Hội nghị Trung ương, phải thể hiện được tinh thần quyết tâm ấy, với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất, với các giải pháp mới, tư duy mới để thực hiện hiệu quả, phấn đấu đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; khẳng định tầm vóc của đất nước ta, khẳng định sự lớn mạnh của dân tộc ta trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay rất phức tạp.