Bộ GTVT đang lấy ý kiến các bộ,ảnướcmớiđưavàokhaitháckmđườngsắtđôthịdự đoán liverpool ngành dự thảo của Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc đầu tư và phát triển đường sắt đô thị.
Theo dự thảo, Chính phủ đã quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong đó, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị dài 410km, TP.HCM xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với chiều dài khoảng 173 km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray.
Nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM đến năm 2023 là trên 71.468 tỉ đồng. Trong đó, Hà Nội có 4 dự án với kinh phí dự kiến hơn 39.568 tỉ đồng, TP.HCM là 31.899 tỉ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với hai dự án.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại hai thành phố này đều chậm và mức đầu tư tăng so với dự kiến. Đến nay, mới đưa vào khai thai thác 13km, đạt 10,4% tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.
Chính phủ đang chỉ đạo chính quyền hai thành phố lớn này đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải.
Trong đó, dự án tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội trên cao phải đưa vào khai thác cuối năm 2023, đoàn đi ngầm khai thác năm 2027. Tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang điều chỉnh dự án để triển khai bước tiếp theo.
Tại TP.HCM, tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên đang thi công, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2023. Tuyến số 2 đoạn Bến Thành - Tham Lương đang giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công.