【tl anh】Thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN: Tăng trưởng nhanh, tiềm năng lớn

Trong năm 2012,ịtrườngbảohiểmkhuvựcASEANTăngtrưởngnhanhtiềmnănglớtl anh có 609 công ty bảo hiểm đang hoạt động trong khu vực ASEAN. Ảnh: H.C

Đánh giá chung tại Hội nghị Các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 16 (AIRM 16) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 39 (AIC39) diễn ra từ ngày 4-6/12 tại Đà Nẵng cho thấy: Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng GDP khu vực ASEAN vẫn đạt mức 5,7% trong năm 2012, mặc dù các nền kinh tế khu vực này vẫn chưa thoát khỏi tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ngành bảo hiểm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển mạnh, đặc biệt tại khu vực ASEAN.

Tổng tài sản của ngành bảo hiểm khu vực ASEAN tăng ở mức 15,3%, từ 312,7 tỷ USD trong năm 2011 lên mức 360,6 tỷ USD trong năm 2012. Trong đó, ngành bảo hiểm nhân thọ nắm thị phần lớn trong tổng tài sản của toàn ngành trong khu vực (80,1%) tương đương 291,9 tỷ USD, trong khi đó 19,1% thị phần, tương đương 68,7 tỷ USD thuộc về ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2012, Singapore giữ thị phần cao nhất về tổng tài sản của ngành bảo hiểm toàn khu vực, theo sau là Thái Lan và Malaysia.

Báo cáo về tình hình phát triển trong các thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN cho thấy: Các thị trường bảo hiểm khu vực ASEAN vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2012 mặc dù tình trạng thiếu ổn định của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn ra. Phí bảo hiểm tại khu vực tăng mạnh, tổng mức phí bảo hiểm khu vực ASEAN tăng trưởng 17,6% lên mức 71,7 tỷ USD vào năm 2012. Singapore vẫn dẫn đầu với mức phí bảo hiểm thực thu là 21,81 tỷ USD, theo sau là Thái Lan 16,85 tỷ USD và Indonesia 13,34 tỷ USD...

Trong năm 2012, có 609 công ty bảo hiểm đang hoạt động trong khu vực ASEAN. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 61%, bảo hiểm nhân thọ 26%, tái bảo hiểm 7%, bảo hiểm tổng hợp 5%.

Tại thị trường khu vực, hầu hết các công ty là các công ty trong nước chiếm 58,6%, theo sau là các công ty trong nước do nước ngoài quản lý 23,7%, và các công ty nước ngoài 17,6%. Ngành bảo hiểm đã tuyển dung mới tổng cộng 1.404.019 đại lý, một mức tăng mạnh so với năm trước, đặc biệt là tại thị trường Indonesia.

Tổng tài sản của ngành bảo hiểm khu vực ASEAN tăng ở mức 15,3%, từ 312,7 tỷ USD trong năm 2011 lên mức 360,6 tỷ USD trong năm 2012. Trong đó, ngành bảo hiểm nhân thọ nắm thị phần lớn trong tổng tài sản của toàn ngành trong khu vực (80,1%) tương đương 291,9 tỷ USD, trong khi đó 19,1% thị phần, tương đương 68,7 tỷ USD thuộc về ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2012, Singapore giữ thị phần cao nhất về tổng tài sản của ngành bảo hiểm toàn khu vực, theo sau là Thái Lan và Malaysia.

Tốc độ thâm nhập thị trường của mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ và tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại hầu hết các nền kinh tế khu vực ASEAN đã được cải thiện trong năm 2012. Mật độ tham gia bảo hiểm tăng đáng kể tại nhiều nền kinh tế khu vực ASEAN dẫn tới sự cải thiện chung cho toàn khu vực.

Hầu hết các nền kinh tế ASEAN đều ghi nhận sự thâm nhập của bảo hiểm vào thị trường năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy thị trường bảo hiểm còn rất nhiều tiềm năng, là cơ hội để các DNBH phát triển nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, mở rộng kênh phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.Tuy nhiên, để đạt được được thành công trong những thị trường này đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải có kiến thức thị trường khu vực và mạng lưới phân bố phù hợp bởi mức chi phí đầu tư ban đầu cao và thời gian hòa vốn khá dài./.

Hồng Chi

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
下一篇:Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7