当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định afc cup hôm nay】Đẩy mạnh nuôi biển để giải quyết vấn đề khai thác IUU

Ở Việt Nam khai thác hải sản là sinh kế của hàng triệu ngư dân. Năm 2022,Đẩymạnhnuôibiểnđểgiảiquyếtvấnđềkhaithánhận định afc cup hôm nay chỉ riêng sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 3,8 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản đang có sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là tác động của con người.

Do đó, phải cấu trúc lại ngành thủy sản, chuyển từ khai thác thiếu bền vững sang phát triển kinh tế thủy sản bền vững; cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng, bảo tồn dựa trên xây dựng hệ sinh thái ngành hàng gồm có quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân; giúp người dân tìm sinh kế cho phù hợp với điều kiện thực tế, chuyển từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản và có thu nhập ổn định từ nuôi trồng thủy sản.

Với diện tích mặt biển trên 1 triệu km2, nuôi biển được đánh giá là lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng. Hiện nay, nuôi biển đã hình thành được một số vùng nuôi công nghiệp với bộ con giống thuỷ hải sản phong phú. 

Ở nước ta đã có nhiều mô hình nuôi biển đem lại hiểu quả kinh tế cao như nuôi hàu ở Vân Đồng (Quảng Ninh), nuôi rong biển, tôm hùm ở các vùng biển Phú Yên, Khánh Hoà… Mới đây, mô hình nhân nuôi bán tự nhiên mực thương phẩm giữa biển khơi cũng đã thành công, tạo sinh kế ổn định cho nhiều ngư dân ở Ninh Thuận.

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh tầm quan trọng của nuôi biển đối với quá trình giải quyết vấn đề khai thác IUU của ngành thủy sản. Theo Bộ trưởng, việc phát triển nuôi biển là để giảm khai thác, giảm xung đột trong quá trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng ngành thủy sản bền vững.

W-5-tom-hum-xuanngoc-4.jpg
Nuôi biển là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề khai thác IUU, hướng tới phát triển ngành thuỷ sản bền vững.

Bộ trưởng chỉ rõ, phát triển bền vững với 3 trụ cột chính là kinh tế, môi trường, xã hội, trong đó yếu tố xã hội chính là con người, cụ thể ở đây là ngư dân. Vì vậy, phải đổi mới cách tiếp cận trong tuyên truyền nâng cao nhận thức chống khai thác IUU. Bởi, chống khai thác IUU là việc hết sức quan trọng vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của người dân.

Theo ông, phải hướng vào ngư dân, phải hiểu được người dân đang nghĩ gì và muốn gì. Cùng với đó, phải kiên trì trong tuyên truyền để dần thay đổi nhận thức của ngư dân trong tham gia bảo vệ tài nguyên thủy hải sản và khai thác bền vững; đồng thời tập huấn, cung cấp kỹ năng, kiến trong chuyển đổi nghề cho ngư dân.

Ông Lê Bền - Phó Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam - thừa nhận, nước ta có tiềm năng lớn trong nuôi biển. Đây cũng là giải pháp để chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, giảm cường lực khai thác hải sản tự nhiên. Song, ách tắc đang nằm ở vấn đề giao diện tích mặt nước, điểm xuất phát đầu tiên trong phát triển chuỗi. Với các yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu, trong đó có bảng kê khai carbon yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường.

Điều này đặt ra vấn đề cân đối giữa sinh kế và bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các hộ nuôi nhỏ lẻ. Theo ông, cần đưa ra là phải xây dựng được các cụm công nghiệp nuôi trồng trên biển, tạo tiền đề cho nuôi biển xa bờ, giải quyết được vấn đề môi trường, về đầu tư ban đầu cho các hộ nuôi nhỏ lẻ.

Liên quan đến vấn đề quy hoạch vùng biển, đại diện Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đưa ra kiến nghị xây dựng 4 vùng không gian ven biển cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Cụ thể, vùng ven biển và biển khu vực Đồng bằng sông Hồng; vùng ven biển và biển khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; vùng ven biển và biển khu vực Đông Nam bộ; vùng biển Tây Nam bộ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các đơn vị có liên quan tiếp tục ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi biển. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng được quy hoạch, quy định giao mặt nước biển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân an tâm đầu tư phát triển. 

Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tập trung vào việc nâng cao năng lực, chất lượng con giống, quy trình nuôi, chế độ dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh... Bên cạnh đó, đầu tư phát triển công nghệ, năng lực chế biến để đa dạng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, đủ sức vươn ra các thị trường trên thế giới.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức đầy đủ, thực hiện theo các quy hoạch quốc gia, ngành, tỉnh. Trong đó, các cơ quan quản lý địa phương, tổ chức đoàn thể phải vào cuộc quyết liệt, tiên phong đi đầu.

Ông cũng yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và nuôi biển (số hóa việc cấp mã số vùng nuôi, giải quyết thủ tục cấp phép, giám sát hoạt động... ). Từ đó, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của các thị trường nhập khẩu, hướng tới phát triển ngành thuỷ sản bền vững.

Trong buổi làm việc với các cơ quan của Ủy ban châu Âu tại Brussel (Bỉ), Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam có chiến lược giảm cường lực khai thác, giảm đội tàu và chuyển sang phát triển nuôi trồng thủy sản để phát triển ngành thủy sản bền vững.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị Ủy ban châu Âu hỗ trợ Việt Nam điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam; triển khai các chương trình chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển; hỗ trợ Việt Nam tham gia các chương trình phát triển kinh tế xanh, quản lý rác thải nhựa trên biển.

Các tỉnh miền Trung ráo riết gỡ ‘thẻ vàng’ IUUViệc Việt Nam bị cảnh báo ‘thẻ vàng’ đối với sản phẩm thủy sản khai thác đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế. Để gỡ ‘thẻ vàng’ IUU, nhiều tỉnh miền Trung đã có những giải pháp ráo riết.

分享到: