当前位置:首页 > Cúp C1

【nhật bản vs trung quốc】Nhiều điểm lẻ sau xoá ghép chưa có phương án sử dụng

Báo Cà Mau(CMO) Những năm gần đây, ngành giáo dục Cà Mau đẩy mạnh chủ trương xoá, ghép, sáp nhập các điểm trường lẻ, với mục tiêu nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. Hiệu quả mang lại là tích cực, phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu phát triển của ngành giáo dục. Tuy nhiên, nhiều điểm trường lẻ sau xoá ghép đang trong tình trạng bỏ trống, chưa có phương án sử dụng hiệu quả. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã có thống kê, đề xuất phương án giải quyết đến cấp thẩm quyền, nhưng đến nay, thực trạng này vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Cơ sở vật chất xuống cấp nhanh

Dù là địa phương có quy mô giáo dục ở mức trung bình của tỉnh, nhưng hiện tại huyện Phú Tân có 36 điểm lẻ sau xoá, ghép, sáp nhập bỏ trống không sử dụng.

Bà Nguyễn Thị Thuý Chiều, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện Phú Tân, cho biết: “Thực hiện chủ trương chung của ngành giáo dục về việc hoàn thiện hệ thống trường lớp, xoá các điểm lẻ, đầu tư tập trung cho các điểm chính để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kết quả mang lại là rất lớn. Ðến nay, Phú Tân có 32/40 trường do phòng quản lý đã đạt chuẩn quốc gia. Từ 45 điểm lẻ, nay toàn huyện chỉ còn 9 điểm, đây đều là những điểm có điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể xoá ngay để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh”.

Cũng như các địa phương khác, hầu hết điểm lẻ ở Phú Tân đều có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất khiêm tốn, quỹ đất xây dựng do người dân hiến. Một số điểm cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng đã được tháo dỡ, phòng GD&ÐT đã bàn giao cho cấp xã quản lý mặt bằng. Số còn lại, do còn các dãy phòng học, các hạng mục cơ bản thì giao cho trường quản lý. Thực tế cho thấy, các điểm lẻ sau một vài năm không sử dụng, không được sửa chữa, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh đến mức xót ruột.

Theo bà Chiều, dù quy mô nhỏ, nhưng một số điểm lẻ đã được đầu tư khá cơ bản, còn kiên cố. Khi xoá ghép, không sử dụng, không có nguồn kinh phí sửa chữa nhỏ, không được chăm sóc, chỉnh trang thường xuyên, nên việc xuống cấp là điều khó tránh khỏi. Các trường chỉ rào chắn tạm, thỉnh thoảng đến thăm nom chớ không có biện pháp nào khác. Riêng UBND huyện Phú Tân đã có đề xuất lên cấp trên về phương án giải quyết, nhưng đến nay cũng chưa có chỉ đạo cụ thể.

Khi ghé thăm điểm lẻ Bào Thùng (thuộc ấp Lê Năm, xã Rạch Chèo) bỏ trống từ năm 2019, ông Ðào Văn Chương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Rạch Chèo, không khỏi bồn chồn. Cỏ cây um tùm, tường nứt, gạch bong tróc... không ai nghĩ rằng 8 phòng học 2 lầu kiên cố này mới vài năm trước là nơi học tập của hơn 100 học sinh.

Điểm lẻ Bào Thùng của Trường Tiểu học Rạch Chèo, xuống cấp trầm trọng sau khi bỏ không từ năm 2019 và chưa có phương án giải quyết.

Ông Chương đề đạt: “Mong các cấp thẩm quyền xử lý sớm, chớ để vầy xót ruột, xót dạ lắm, còn chủ đất hiến tặng họ đề nghị trả lại đất, nhưng mình không biết trả lời sao với bà con”.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở huyện Trần Văn Thời. Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện, thông tin: “Toàn huyện còn khoảng 40 điểm trường lẻ bỏ trống sau xoá, ghép, sáp nhập. Người dân phản ánh tình trạng này là lãng phí, còn huyện thì đề đạt cấp thẩm quyền nhanh chóng có chỉ đạo xử lý dứt điểm, cứ kéo dài thì không ổn do những nơi này xuống cấp quá nhanh, chưa có phương án sử dụng”.

Chưa thống nhất phương án xử lý

Thường trực HÐND tỉnh Cà Mau vừa có cuộc giám sát chuyên đề chấp hành pháp luật phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Vấn đề các điểm trường lẻ bỏ trống là nội dung rất được quan tâm.

Theo đó, quỹ đất xây dựng các điểm trường lẻ hầu hết đều do người dân hiến tặng, được hoàn thiện thủ tục pháp lý trở thành tài sản công. Do đó, phương án xử lý vấn đề này phải căn cứ trên quy định của pháp luật, nhưng cũng phải thấu tình, đạt lý.

Hiện trạng phòng học xuống cấp của điểm lẻ Bào Thùng của Trường Tiểu học Rạch Chèo.

Thực tế ở huyện Phú Tân cho thấy, hầu như tất cả biên bản hiến tặng đất của người dân để làm điểm lẻ trường học đều có nội dung ghi nhớ của chủ đất: “Chỉ để làm trường học, nếu không làm trường học thì hoàn trả lại đất” cho người hiến tặng. Các biên bản này được Phòng GD&ÐT huyện Phú Tân cất giữ rất cẩn thận, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương thời điểm làm thủ tục. Tuy nhiên, khi trở thành tài sản công, việc xử lý không thuộc thẩm quyền của phòng GD&ÐT và UBND huyện, phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp tỉnh.

Vợ chồng ông Trần Thanh Ðịnh và bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Lê Năm, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân hiến phần đất 2.000 m2của gia đình để xây dựng điểm lẻ Bào Thùng vào năm 2003. Lật giở tờ biên bản hiến đất, ông Ðịnh nói: “Ðây, có hết các bên chứng kiến, ký xác nhận, vợ chồng tôi yêu cầu rõ, nếu không làm trường nữa thì trả lại đất để gia đình canh tác, sản xuất, chớ bỏ không như vầy phí phạm quá. Vợ chồng tôi cũng chạy đôn, chạy đáo khắp nơi để hỏi thăm, nhưng tới giờ chưa thấy giải quyết gì hết. Hồi hiến đất, vợ chồng tôi làm 3 ngày là xong, còn 3 năm qua chúng tôi hỏi mà chưa thấy kết quả gì”.

Về mặt pháp lý, giải quyết tài sản công phải đảm bảo đúng quy định. Các huyện, thành phố sau rà soát đã có văn bản để đề đạt cấp thẩm quyền giải quyết theo hướng hoàn trả tài sản cho người dân theo đúng tinh thần các biên bản hiến tặng đất trước đây. Bởi lẽ, diện tích các điểm lẻ này không lớn, về lâu dài cũng không còn phù hợp để kết nối với diện mạo, hệ thống trường lớp chung của toàn tỉnh theo xu hướng phát triển. Các địa phương cũng không hoặc chưa có phương án sử dụng một cách hiệu quả. Mặt khác, nếu trưng dụng dùng cho mục đích khác thì người dân không đồng thuận. Còn nếu để kéo dài tình trạng này, dư luận xã hội đã và đang đặt ra nhiều ý kiến trái chiều./.

 

Quốc Rin

 

分享到: