【lịch thi đấu bóng đá hôm nay.】Hiệp định EVFTA: Tạo đột phá để phát triển dịch vụ môi trường
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:07:59 评论数:
Đầu tư các nhà máy xử lý hoặc tái chế rác thải đang trở thành DVMT được chú trọng tại Việt Nam |
Từ thực trạng…
Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương phát triển DVMT,ệpđịnhEVFTATạođộtpháđểpháttriểndịchvụmôitrườlịch thi đấu bóng đá hôm nay. trong đó có Đề án "Phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020" với 3 trọng tâm: Hành lang pháp lý; phát triển doanh nghiệp và thị trường; đào tạo nhân lực với nhiều biện pháp thực thi.
Giữ gìn môi trường được nhà nước quan tâm, toàn dân vào cuộc. Khái niệm này không đơn thuần chỉ là việc dọn dẹp mà có nội hàm rất rộng, như tìm năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tái chế, xử lý nước, rác, khí thải... Môi trường gắn liền với phát triển.
Nhờ vậy, tỷ trọng của ngành DVMT trong GDP tăng dần từ 0,51% vào năm 2005 lên 0,57% năm 2013, đáp ứng 5% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, 15% chất thải rắn và 14% lượng chất thải nguy hại. Theo Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), quy mô thị trường DVMT của Việt Nam tăng bình quân 8%/năm.
Trên đà phát triển, xuất nhập khẩu được mở ra. Xuất khẩu DVMT giai đoạn 2008-2014 bình quân đạt 1,4 tỷ USD/ năm, song còn khiêm tốn ngay trong ASEAN, thấp nhất trong APEC. Việc nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng cho các Dự án năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện, nhà máy tái chế, xử lý nước, rác, khí thải... tạo sắc thái mới cho DVMT.
Tuy nhiên, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh, hàng loạt nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên nhưng không có biện pháp tương xứng về kiểm soát môi trường đã gây ra những sự cố môi trường nghiêm trọng. Cộng với sự chểnh mảng của lực lượng hữu trách, sự "bạc bẽo„ với môi trường của con người, khiến những nỗ lực chưa được như mong muốn.
DVMT đã làm được nhiều việc, song còn nặng gánh. Hồ, ao, kênh mương, khí thải, tiếng ồn..., nhất là ở các đô thị, bị ô nhiễm nặng chưa được khắc phục. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý mới đạt 10%. Sau hơn 20 năm thực thi Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam vẫn còn 1/4 khu công nghiệp, 95% cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải. Khoảng 60% chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn chưa được thu gom, xử lý. Ô nhiễm ở các làng nghề, khu vực khai thác khoáng sản, xung quanh nhà máy chưa được ngăn chặn.
Các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) bao quát các lĩnh vực về DVMT, vừa giải đáp cho trước mắt, vừa hướng tới tương lai. Trong EVFTA dành một chương về Phát triển bền vững thúc đẩy sự tương hỗ giữa thương mại và môi trường, nhằm tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao thông qua thực thi hiệu quả luật pháp trong nước. Các chuyên gia của Dự án EU - MUTRAP đã có báo cáo nghiên cứu, đánh giá và khuyến nghị về hỗ trợ kỹ thuật phát triển DVMT của Việt Nam…
Các doanh nghiệp DVMT của EU có mặt tại Việt Nam với nhiều ưu thế, đồng nghiệp chủ nhà chắc chắn bị chia sẻ thị trường, thậm chí bị lấn át. Ở chiều ngược lại, dù EVFTA cho phép, nhưng doanh nghiệp DVMT Việt Nam không dễ thâm nhập thị trường EU.
Cam kết tự do dịch chuyển lao động sẽ lọc ra được lực lượng lao động có chất lượng. Nhưng vì đẳng cấp DVMT của Việt Nam thấp nên lao động của EU quan tâm đầu quân vào Việt Nam sẽ không nhiều. Ngược lại, một bộ phận lao động trong lĩnh vực môi trường của Việt Nam, trước hết là các chuyên gia được đào tạo bài bản, sẽ được thu hút sang EU.
Những sức ép mặc nhiên có khi thực thi EVFTA sẽ "ngoắc tay" với bất cập nội tại của ngành DVMT nước ta, tạo thành thử thách kép.
Đến cơ hội phát triển
Với EVFTA, nhà đầu tư EU được thành lập doanh nghiệp DVMT tại Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy ngành DVMT nước ta: Mở lĩnh vực mới; thêm việc làm; đào tạo nhân lực; cải thiện sức cạnh tranh; nâng cao năng lực xuất khẩu; dễ dàng nhập khẩu thiết bị, dụng cụ từ EU, hiện đại hóa ngành DVMT nước nhà.
Phát triển DVMT sẽ tạo sắc thái mới cho nhiều ngành khác. Với cảnh quan xanh, sạch, đẹp sẽ hút khách du lịch. Hàng xuất khẩu được sản xuất trong môi trường chuẩn, đỡ bị nhà nhập khẩu săm soi.
Một thời, các doanh nghiệp DVMT chủ yếu là của nhà nước, sau đó đã có các thành phần kinh tế khác. Sắp tới, EVFTA sẽ khích lệ khu vực ngoài nhà nước tham gia vào DVMT, buộc các doanh nghiệp DVMT của nhà nước vươn lên, nếu không muốn bị tụt hậu.
Trong một báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia Dự án EU-MUTRAP đã đề xuất lộ trình triển khai DVMT phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp tận dụng những lợi ích mà các cam kết trong EVFTA mang lại. Đó là:
- Tích cực thực hiện các Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp DVMT về chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp, ứng dụng thông tin; đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới, chăm sóc các khách hàng cũ; quan tâm đến DVMT tại các vùng sâu, vùng xa; kịp thời khắc phục hậu quả môi trường sau các sự cố thiên tai, nhân tai.
- Để đẩy mạnh xuất khẩu DVMT có thể lựa chọn những dịch vụ liên quan đến những ngành sản xuất mà trong nước có lợi thế, như cung cấp dịch vụ xử lý chất thải từ ngành than từ đó nâng cấp thì có thể xuất khẩu sang EU
- Học tập kinh nghiệm từ doanh nghiệp DVMT nước ngoài về công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm; tối ưu hóa công tác quản lý; làm chủ công nghệ mới, thành thạo kỹ thuật xử lý môi trường.
- Rà soát chuỗi công việc trong DVMT, loại bỏ công đoạn bất hợp lý, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả.
- Đẩy mạnh xã hội hóa về DVMT cùng với việc bố trí ngân sách nhà nước xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ môi trường.
- Các cấp quản lý giúp doanh nghiệp DVMT nội địa, lớn thì mạnh lên, doanh nghiệp vừa thành lớn; nhỏ vươn thành doanh nghiệp vừa, hợp đoàn lại để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp DVMT của EU trong "cuộc chơi".