【5 of cups ngược】Tạp chí khoa học Việt Nam: Cần ghi nhận nỗ lực và thúc đẩy nội lực
时间:2025-01-26 00:22:32 出处:La liga阅读(143)
TheạpchíkhoahọcViệtNamCầnghinhậnnỗlựcvàthúcđẩynộilự5 of cups ngượco PGS.TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tạp chí khoa học, từ lâu đã trở thành một thước đo quan trọng cho cả số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học ở nước ta và trên thế giới.
Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học (chỉ tính riêng trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm đã có hơn 400 tạp chí).
Trong đó, 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu (CSDL) SCIE (Science Citation Index Expanded); 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong CSDL của ACI (Asean Citation Index).
Có khoảng 115/600 tạp chí xuất bản trực tuyến, trong đó 83 tạp chí có website tương đối chuẩn hóa, tương thích với các CSDL quốc tế. Năm 2021, 83 tạp chí khoa học này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu Vcgate (Vietnam Citation Gateway) của GS. Nguyễn Hữu Đức, TS. Võ Đình Hiếu và NCS. Phan Hải ở ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá chất lượng theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số H-index theo thông lệ quốc tế, công bố kết quả dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).
Chỉ số ảnh hưởng được nhóm Vcgate tính qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019). Theo đó, 72 tạp chí đã có chỉ số ảnh hưởng, 42 tạp chí có IF > 0.1; 12 tạp chí có IF > 0,5 và 6 tạp chí có IF > 1,0.
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả cho thấy, bên cạnh các tạp chí có yếu tố quốc tế, một số tạp chí khoa học của Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực, nhưng đã có chỉ số IF rất đáng khích lệ.
Chẳng hạn như Tạp chí Vật liệu và linh kiện tiên tiến (JSAMD) của ĐH Quốc gia Hà Nội đã được xếp vào nhóm những tạp chí khoa học uy tín nhất (nhóm Q1) về lĩnh vực vật liệu composite và vật liệu từ, điện tử, quang.
Hai tạp chí của Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) là: Tạp chí Biomedical Research and Therapy (ISSN: 21984093), vào Web of Science/ESCI từ năm 2016; Tạp chí Progress in Stem Cell (ISSN: 21994633) vào Pubmed dạng selected citation từ năm 2015. Tạp chí Khoa học máy tính Việt Nam (Vietnam Journal of Computer Science - VJCS) của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là tạp chí thứ 6 của Việt Nam được chấp nhận vào cơ sở dữ liệu Scopus
Tuy nhiên, nhóm Vcgate cho rằng, nhìn tổng thể, chất lượng các tạp chí của chúng ta vẫn còn xa với nhóm cuối cùng Q4 của các tạp chí quốc tế.
Ghi nhận Việt Nam có một số tạp chí khoa học có uy tín, chất lượng cao, tuy nhiên, TS Cao Đắc Hiển, Trợ lí Biên tập tạp chí VJCS, Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) thẳng thắn, chất lượng nhìn chung của tạp chí khoa học Việt Nam còn thấp so với mặt bằng khu vực và thế giới. Việt Nam chưa có tiêu chí chuẩn mực để đánh giá chất lượng các tạp chí khoa học theo hướng hội nhập quốc tế.
Cần tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận
Nhiều năm là Trưởng ban Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (ĐH Thái Nguyên), PGS.TS Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, từ năm 2017, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã xếp các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí đạt chuẩn danh mục khu vực (ACI) mức tính từ 0-1,25 điểm, tức là trên điểm của các tạp chí quốc gia khác và ngang với các tạp chí quốc tế chưa đủ tiêu chuẩn Scopus/ISI.
Để đánh giá công bằng giữa công bố khoa học trên tạp chí trong nước với tạp chí quốc tế, theo PGS Trần Thanh Vân, nên lập danh mục tạp chí khoa học trong nước (VCI) tính điểm như Hội đồng Giáo sư Nhà nước đang làm hàng năm; theo đó, đánh giá cao các bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus, tiếp đến là ACI, rồi đến VCI.
Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp tạp chí trong nước vào ACI và quốc tế (Scopus/ISI). Ban hành tiêu chí, công khai, minh bạch, dân chủ trong xếp hạng/đánh giá điểm các tạp chí khoa học hiện có của Việt Nam theo chuẩn VCI.
PGS Trần Thanh Vân lưu ý, nên khuyến khích nghiên cứu sinh, các nhà khoa học viết bài, đăng bài báo, sách ở các tạp chí và nhà xuất bản uy tín của thế giới (ISI, Scopus, Springer,..), nhưng không nên tuyệt đối hóa. Bởi lẽ, có nhiều tạp chí quốc tế khác không trong danh mục ISI, Scopus, thậm chí có chất lượng không cao.
PGS cũng khẳng định, một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tạp chí trong nước chính là công nhận bài báo trên tạp chí trong nước khi đánh giá kết quả nghiên cứu, đào tạo, ví dụ như đào tạo tiến sĩ.
“Tuy nhiên, cũng cần có “barem” cụ thể, tương tự như Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã làm/tính điểm với tạp chí hiện nay”, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên nói. Bởi thực hiện tính điểm công bố công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án như Hội đồng Giáo sư Nhà nước đang làm với các ứng viên GS, PGS là công bằng, khoa học.
Theo TS Cao Đắc Hiển, tác giả mặc nhiên được đánh giá có kết quả nghiên cứu đề tài, luận án nghiên cứu sinh chất lượng khi có bài báo trên tạp chí trong nước đạt chuẩn bài báo quốc tế.
Đồng quan điểm với PGS TS Trần Thanh Vân, TS Cao Đắc Hiển đề xuất, cần hoàn thiện hệ thống dữ liệu VCI và các tạp chí khoa học trong nước phải cập nhật VCI; đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tạp chí theo chuẩn.
Ở một góc nhìn khác, Viện trưởng Viện Tế bào gốc, PGS.TS Phạm Văn Phúc cho rằng, trước tiên cần làm rõ khái niệm tạp chí trong nước và tạp chí quốc tế.
Hai khái niệm này khi đi cùng với nhau dường như không phù hợp; vì tạp chí trong nước có lẽ đang nói đến nơi xuất bản tạp chí (trong nước); trong khi tạp chí quốc tế lại là một khái niệm nói đến tính chất/chất lượng. Do đó, khái niệm tạp chí trong nước cần đi cùng với khái niệm tạp chí nước ngoài; tạp chí quốc tế đi cùng với tạp chí quốc gia.
Khẳng định không nên phân biệt tạp chí trong nước hay quốc tế, PGS Phạm Văn Phúc cũng cho rằng, phải đánh giá tạp chí dựa vào tiêu chuẩn.
Vì vậy, cần thiết xây dựng các quy chuẩn/tiêu chuẩn của một tạp chí quốc gia để công nhận tạp chí quốc gia; giống như các tổ chức đã xây dựng quy chuẩn/tiêu chuẩn của tạp chí quốc tế. Căn cứ vào tiêu chuẩn đó để đánh giá hay công nhận sự tương đương giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
Huyền Linh
Việt Nam 'lột xác' về công bố quốc tế trong KHXH
Cách đây khoảng 10 năm, một nhà toán học đã từng có nhận xét đại ý “Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học xã hội”. Lời nhận xét có vẻ hơi nặng, nhưng cũng có ý đúng, nhất là khi xét ở khía cạnh công bố quốc tế.
上一篇: Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
下一篇: Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
猜你喜欢
- Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- Người đẹp nổi bật trong phần thi áo tắm ở Chung khảo Hoa hậu Việt Nam
- Thí sinh hoa hậu Mexico bị điện giật và bỏng tay khi cầm micro
- Á Hậu Phương Anh bị loại khỏi Top 15 Hoa hậu Quốc tế 2022
- Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Người đẹp Đức đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2022
- Sắc vóc 3 cô gái thuyết trình hay nhất Hoa hậu Việt Nam 2022
- Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe mặt mộc trước chung kết
- Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'