【số liệu thống kê về afc bournemouth gặp newcastle】Chính sách khơi dậy tiềm năng của các ngành nghề nông thôn
Tổng doanh thu từ các ngành nghề nông thôn đạt hơn 236.000 tỷ đồng
Ngày 23/11/2020,ínhsáchkhơidậytiềmnăngcủacácngànhnghềnôngthôsố liệu thống kê về afc bournemouth gặp newcastle tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị “Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn”.
Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52 về phát triển ngành nghề nông thôn với nhiều nội dung, cơ chế, chính sách mới. Với tổng vốn đầu tư hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề giai đoạn 2018 - 2020 là 540 tỷ đồng, sau hai năm thực hiện Nghị định 52 đã thu được những kết quả rất quan trọng.
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, hiện có khoảng 2,3 triệu lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, tăng 300.000 lao động so với năm 2017. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4-5 triệu đồng/tháng, cao gấp 2 lần lao động thuần nông.
Tổng doanh thu từ các ngành nghề nông thôn hiện nay đạt 236.200 tỷ đồng, tăng 40.000 tỷ đồng so với năm 2017. Mức độ tăng trưởng về kim ngạch và thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm làng nghề khá cao, đạt bình quân khoảng 10%/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của riêng hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,35 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm 2017. Hiện hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu.
Đáng chú ý, trong bối cảnh của dịch Covid-19 nhưng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ và các sản phẩm khác như mây tre, sản phẩm thêu, dệt thủ công vẫn tăng trưởng cao so với năm 2019.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt giải nhất tại Hội thi Sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020. Ảnh: Khánh Linh |
Xã hội hóa, huy động nguồn lực để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sau hai năm ban hành Nghị định số 52 đời sống của người dân nông thôn đã được nâng cao rõ rệt. Nghị định 52 của Chính phủ khơi dậy tiềm năng của các ngành nghề nông thôn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để phát triển các ngành nghề nông thôn trong thời gian tới, cần khơi dậy bàn tay khối óc của lao động nông thôn, nhất là các nghệ nhân; khơi dậy truyền thống văn hóa làng nghề. Trong quá trình phát triển, cần chỉ rõ đâu là trách nhiệm của các tỉnh phải làm; đâu là vướng mắc mà Bộ NN&PTNT cần tiếp thu để báo cáo Chính phủ; đâu là rào cản ngăn trở sự vươn lên của các doanh nghiệp, doanh nhân, hợp tác xã và người dân trong phát triển làng nghề.
“Tất cả các khu vực như trên phải cùng đồng hành để phát triển kinh tế, giữ vững an sinh, giữ gìn nét đẹp truyền thống” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bàn về giải pháp cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, trước hết các địa phương, bộ ngành cần tập trung tạo điều kiện hỗ trợ các cơ chế chính sách để xây dựng theo chuỗi giá trị, vừa hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất, vùng nguyên liệu.. Đồng thời, áp dụng công nghệ để cải tiến máy móc và đẩy mạnh xúc tiến thương mại...
“Nếu xây dựng theo chuỗi giá trị đó thì các ngành nghề nông thôn sẽ phát triển rất mạnh, nhiều nghệ nhân, sản phẩm ngành nghề nông thôn đã chiếm ưu thế trên thị trường thế giới và mang lại thu nhập rất cao cho người dân ở nông thôn” – ông Trần Thanh Nam nói.
Về cơ chế hỗ trợ, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các cơ sở được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.
Đặc biệt, một trong những giải pháp mà Bộ NN&PTNT chú trọng là đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề như: Thực hiện đa dạng hóa, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia; ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn của các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn khác nhau để đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đang được Chính phủ giao xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021 – 2025.
“Tại đề án, chúng tôi đưa ra giải pháp là xây dựng một số trung tâm bảo tồn và phát triển sáng tạo các ngành nghề thủ công chủ lực của Việt Nam theo hướng xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm tại một số địa phương có ngành phát triển mạnh với chức năng là trung tâm thiết kế sáng tạo... Nơi này có thể tập hợp nguồn lực, nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới cũng như đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Khi Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về đất đai, cơ chế chính sách thì các doanh nghiệp, hiệp hội sẵn sàng thực hiện" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh./.
Khánh Linh
相关文章
Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Hiệp, huyệnThạnh Hóa duy trì hoạt động trồng cây trêncác tuyến đường từ2025-01-11Cấm cửa thí sinh từng thi Hoa hậu Hoàn vũ, ông chủ Miss Grand lại gây tranh cãi
Ông Nawat lại gây bão cộng đồng mạng khi thông báo cấm thí sinh từng tham gia Hoa hậu Hoàn vũ Thái L2025-01-11Hoa hậu Mai Phương: Hàng loạt thị phi chỉ trong 6 tháng đăng quang
(VTC News) - Đăng quang Miss World Vietnam chưa đầy 6 tháng, Mai Phương đã lãnh biệt danh "hoa hậu t2025-01-11Nam vương Nguyễn Đăng Khoa: Tôi sẽ chứng minh nam giới mặc áo dài rất nam tính!
(VTC News) - Là nam vương áo dài TP. HCM 2023, Nguyễn Đăng Khoa khẳng định: "Tôi hạnh phúc và tự hào2025-01-11Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
Nhận định bóng đá NorthEast United vs Mohammedan hôm nayNorthEast United kh&eacu2025-01-11Victoria's Secret Fashion Show trở lại vào cuối năm 2023
(VTC News) - Theo Giám đốc tài chính của Victoria's Secret, công ty đang chuẩn bị cho một show diễn2025-01-11
最新评论