Gánh nặng bệnh tật và kinh tế từ việc hút thuốc lá
Theầnbệnhnhânungthưphổicóhútthuốclályon – monacoo tổ chức y tế thế giới, 80% số người sử dụng thuốc lá là từ các nước có thu nhập trung bình và thấp. Riêng các nước có thu nhập carp, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi.
Thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây tử vong cho một nửa số người sử dụng. So với các nguy cơ khác, nguy cơ tử vong sớm do hút thuốc là là rất cao.
Một nửa số người thường xuyên hút thuốc lá bị chết sớm do sử dụng thuốc lá và một nửa trong số này chết ở độ tuổi trung niên, mất khoảng 15 đến 20 năm của cuộc sống.
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh. Mỗi năm thế giới có khoảng 6 triệu người chết tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá và 600.000 người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.
Cũng theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, nếu các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá không được thực hiện thì đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên thành 8 triệu người một năm, trong đó 70% ca tử vong ở các nước đang phát triển.
Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trung bình cứ 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có 1 người hút thuốc lá. Gần 60% người bắt đầu hút thuốc lá trước tuổi 20.
Theo các nghiên cứu bệnh tật tại Việt Nam cho thấy, bệnh tật và tử vong sớm sớm do hút sử dụng thuốc chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Gánh nặng bệnh tật và các bệnh không truyền nhiễm mà nguyên nhân chính là thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng.
Năm 2012 người Việt Nam đã bỏ ra 22 nghìn tỷ đồng để mua thuốc lá và năm 2013 hơn 23 nghìn tỷ đồng là tổng chi phí điều trị và chi phí do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong chỉ cho 5 nhóm bệnh: Ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra. Trong khi đó, số tiền dành hco ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2013 là 17 nghìn tỉ đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Những dấu hiệu sớm phát hiện ung thư phổi
Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực, sụt cân. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Xuất hiện hội chứng Pancoast khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da.
Hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm.
Ung thư phối giai đoạn sớm thường triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn nên thường khi bệnh diễn tiến nặng mới có các triệu chứng xuất hiện. Đây chính là tác nhân khiến người bệnh chủ quan và dễ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá:
ỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá, đặc biệt là nam giới so với những người không hút cao hơn gấp nhiều lần. Do đó, để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc xung quanh vì có thể bị rơi vào tình trạng hút thuốc lá thụ động.
Ảnh minh họa. Nguồn soha.vn
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Chế độ ăn và tập luyện sức khỏe:
Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp chất xơ cũng như các vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời đây cũng là thực phẩm có thể thải được độc tố cho cơ thể.
Ngoài ăn uống, cũng cần duy trì tập luyện sức khỏe cho cơ thể để nâng cao thể lực. Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm giúp cho việc điều trị đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc.
Theo Toquoc.vn