Dự thảo Luật,áttriểnđôthịnhìntừgócđộtàichílich thi đau cup c2 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trình bày, có nội dung khá rộng, quy định về quản lý phát triển đô thị gồm: Quản lý hệ thống đô thị; phát triển đô thị theo quy hoạch; đầu tư phát triển đô thị; nguồn lực tài chính phát triển đô thị; quản lý nhà nước và sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong phát triển đô thị. Trong đó, liên quan đến nguồn lực tài chính phát triển đô thị, người đứng đầu ngành Xây dựng cho biết, với mục tiêu thể chế hóa chính sách “đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển đô thị”, dự thảo đã quy định bổ sung nhiều phương thức và hình thức huy động nguồn lực tài chính. Một số hình thức được quy định mới hoặc làm rõ hơn, bao gồm chuyển quyền phát triển đô thị; huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư; góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại quyền sử dụng đất. Chuyển quyền phát triển đô thị được giải thích “là một công cụ mới được quy định trên cơ sở làm rõ quyền bề mặt theo pháp luật về dân sự, quyền sử dụng đất theo pháp luật về đất đai và khai thác không gian theo pháp luật về quy hoạch đô thị và xây dựng”. Quy định thực hiện chuyển quyền phát triển đô thị giữa các bên liên quan trong dự thảo Luật nhằm khai thác thêm nguồn thu ngân sách cho phát triển đô thị. Nội dung mới này đã khiến nhiều thành viên cơ quan thường trực của Quốc hội lo âu, không phải vì không đồng ý, mà vì lo ngại về rủi ro trục lợi chính sách cũng như những bất cập trong quá trình thực thi. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp và Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính của Quốc hội cùng thẳng thắn cho biết “Còn chưa hình dung được quyền này bao gồm những gì, thực hiện ra sao”. Và rằng khái niệm này phải đặt trong sự tương quan với Luật Đất đai và các luật khác như thế nào để đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán… Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam đang tăng rất nhanh, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ khoảng 19,6% với 629 đô thị vào năm 1999 lên khoảng 37,5% với 813 đô thị năm 2017. Nguồn lực trong dân còn rất lớn và nếu biết cách khai thác, có lẽ chúng ta không sợ thiếu tiền để đô thị hoá. Có lẽ câu hỏi đặt ra là làm thế nào để huy động được nguồn lực một cách minh bạch, đạt được sự đồng thuận và sau đó trao nguồn lực vào bàn tay tin cậy nào, đảm bảo đồng vốn phát huy được hiệu quả tối ưu… Mà như thế, Luật Quản lý phát triển đô thị là cần, nhưng chưa đủ. Pháp luật về đất đai, tài chính và thậm chí cả Bộ luật Dân sự cũng cần được nghiên cứu điều chỉnh đồng bộ. |