【bxh bd argentina】Khởi sắc kinh tế Hậu Giang

时间:2025-01-11 22:44:58 来源:Empire777

Với sự chỉ đạo có trọng tâm,ởisắckinhtếHậbxh bd argentina trọng điểm của UBND tỉnh, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, địa phương nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm đã đạt những kết quả nổi bật, đặc biệt là có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Hoạt động thương mại khá sôi động qua 6 tháng đầu năm do nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô, số lượng và khai trương mới. Ảnh: KIM ĐIỀU

Sản xuất nông nghiệp ổn định

Sáu tháng đầu năm 2017, mặc dù xâm nhập mặn không gay gắt như năm 2016, nhưng thời tiết và những diễn biến của thị trường lại gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tình hình sạt lở bờ sông xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương... Thế nhưng, UBND tỉnh đã chỉ đạo ứng phó kịp thời, ngành nông nghiệp vào cuộc với nhiều giải pháp quyết liệt nên tình hình sản xuất của người dân được ổn định. Trong đó, diện tích xuống giống lúa Đông xuân và Hè thu đều ở mức gần 78.000ha, đạt trên 100% kế hoạch. 

Một trong những giải pháp được triển khai tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp và mang lại hiệu quả thiết thực là việc thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Cụ thể, trong vụ lúa Đông xuân, Hè thu có nhiều công ty đến bao tiêu, tiêu thụ lúa cho nông dân. Đối với cây mía, các nhà máy đường trong tỉnh đang triển khai ký kết bao tiêu được hơn 50% trong tổng số diện tích xuống giống gần 11.000ha. Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang tiếp tục mời gọi doanh nghiệp thủy sản tham gia liên kết, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ đối với diện tích cá tra treo ao để giúp người dân an tâm canh tác. Từ những việc làm trên, tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, thủy sản và cây trồng của tỉnh từ đầu năm đến nay có chuyển biến tốt, nông sản hàng hóa được giá, một bộ phận nông dân sản xuất có lãi nhiều hơn.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Dù lĩnh vực nông nghiệp được đánh giá có mức tăng chậm, nhưng với việc GRDP đang đạt 1,32% (kế hoạch 2,1%) có thể nói là sự cố gắng của toàn ngành và chính quyền địa phương. Bởi, qua những tháng đầu năm, người chăn nuôi heo bị thua lỗ do giá bán thấp, năng suất và sản lượng lúa Đông xuân giảm so với cùng kỳ vì gặp mưa trái mùa, nhưng bù lại giá lúa Đông xuân lại cao hơn cùng kỳ từ 200-600 đồng/kg nên người trồng lúa đạt lợi nhuận cao. Một điều đáng mừng khác có thể giúp GRDP khu vực I tăng mạnh vào cuối năm là năng suất và giá bán lúa trong vụ Hè thu đang gặp nhiều thuận lợi khi đều tăng so với cùng kỳ, nhất là giá lúa đang ở mức 5.300 đồng/kg (giống OM 5451). Đồng thời ngành cũng đang phối hợp với các địa phương khoanh vùng xuống giống vụ lúa Thu đông nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng được các ngành, địa phương quan tâm nâng chất theo kế hoạch, trong đó có 7 xã trên địa bàn tỉnh đang triển khai quyết liệt để hoàn thành 19/19 tiêu chí, dự kiến cuối năm nay có từ 4-5 xã được công nhận đạt chuẩn chuẩn NTM.   

Doanh nghiệp phát triển đồng đều

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, những kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh ghi nhận được nhiều con số ấn tượng ở các khu vực. Điển hình là tốc độ tăng trưởng bình quân cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh; tái cơ cấu kinh tế tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá với trên 7,9%, lĩnh vực dịch vụ phát triển ổn định và tăng 6,04%. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng khu vực khu vực II.

Mặc dù bị tác động về giá, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu đầu vào và một số yếu tố khác, nhưng nhìn chung đa số các doanh nghiệp phát triển tương đối đều, ổn định. Các thành phần kinh tế tiếp tục tăng trưởng về quy mô, mạnh nhất là kinh tế tư nhân. Đó là nhờ những hoạch định cho kế hoạch tăng trưởng khu vực II mang tính chiến lược, trên cơ sở hướng đến khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vốn có, tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động được vùng nguyên liệu nên hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Như kho lạnh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang đưa vào khai thác, lượng tôm nguyên liệu cho nhà máy được đảm bảo và hoạt động ổn định ngay từ sau tết.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành như sản xuất giày dép, hóa chất, thuốc, hóa dược liệu… cũng đầu tư mở rộng nhà máy, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành đã làm tăng giá trị sản xuất của các ngành này nói riêng và giá trị của tỉnh nói chung. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp gia tăng, một phần là do thủ tục hành chính được cải thiện, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động trong những tháng đầu năm 2017. Điển hình như Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam, Công ty TNHH Tập đoàn quốc tế Runlong - Hậu Giang, Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế Hậu Giang… đã tiến hành sản xuất thử để kiểm tra chất lượng sản phẩm và đánh giá lại tác động môi trường của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Điện, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, khẳng định: Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành bằng việc cụ thể hóa các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển gắn với xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Những tháng tiếp theo, Ban Quản lý sẽ chủ động đến làm việc với nhà đầu tư mới nhằm kêu gọi đầu tư đạt hiệu quả cao hơn, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dược phẩm…

Sôi động thương mại - dịch vụ

Góp phần vào phát triển chung nền kinh tế của tỉnh trong 6 tháng đầu năm cũng phải kể đến sự sôi động của thị trường. Nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được cải thiện từng bước, các loại hình tổ chức thương mại mới đã hình thành, các kênh phân phối hàng hóa công - nông nghiệp từng bước được định hình, góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, cho biết: Cùng với hệ thống chợ truyền thống thì cửa hàng tự chọn, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh về số lượng, mở rộng quy mô, hoạt động kinh doanh diễn ra khá sôi động. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 72 chợ, 3 siêu thị. Hoạt động thương mại - dịch vụ đã thu hút sự tham gia đông đảo của các thành phần kinh tế.

Điều khác biệt là thị trường đã có chiều hướng “bứt phá” khỏi thói quen tiêu dùng tập trung cao độ vào những thời điểm có sự kiện như tết, lễ… Nay, thị hiếu tiêu dùng đã dàn trải theo nhu cầu, đặc biệt là khi kinh tế hộ phát triển, thu nhập khá thì nhịp sống thị trường sinh động hơn. Các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh áp dụng nhiều hình thức hiện đại trong giao dịch và trao đổi hàng hóa như đại lý, ủy thác, mua bán hàng qua điện thoại, qua internet, kinh doanh tự phục vụ… với nhiều phương thức thanh toán như trả chậm, trả góp… phong cách phục vụ từng bước hướng tới văn minh, văn hóa trong kinh doanh được tăng cường. Các mặt hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, cho hay: Thị trường những tháng cuối năm sẽ có nhiều diễn biến, do đó ngành sẽ tiếp tục theo dõi sát giá cả và công tác bình ổn giá. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý để kịp thời phát hiện những trường hợp đầu cơ, gây mất cân bằng cung cầu; xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; quản lý giá bán theo giá niêm yết, xử lý các vi phạm về giá.

Từ những kết quả mà các ngành, địa phương đạt được qua 6 tháng đầu năm, ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định đây là bước đệm vững chắc giúp tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm nay. Tuy nhiên, chặng đường từ nay đến cuối năm còn dài, nhiệm vụ còn nặng nề nên các ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung làm tốt các công việc trọng tâm đã đề ra, trước tiên thực hiện các giải pháp cụ thể để phục hồi tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực đạt thấp. Song song đó, cần đẩy mạnh công tác xây dựng NTM; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tập trung chỉ đạo tình hình sản xuất, thu hoạch vụ lúa Hè thu, vụ mía, nuôi trồng thủy sản. Riêng vụ lúa Thu đông chỉ khuyến khích xuống giống ở những nơi đảm bảo đạt tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng NTM.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành có liên quan tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Chú trọng tổ chức xúc tiến thương mại để nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai dự án; tăng cường đối thoại tiếp xúc doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngành, địa phương tập trung quyết liệt trong huy động nguồn lực đầu tư, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án vào hoạt động, nhất là các dự án ở khu công nghiệp và các dự án, công trình trọng điểm...

Trong 19 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017, đến nay có 3 chỉ tiêu đã đạt kế hoạch (tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch; tỷ lệ xử lý chất thải). Có 6 chỉ tiêu thực hiện đạt trên 70% kế hoạch (thu ngân sách; chỉ số giá tiêu dùng; y tế; thông tin truyền thông và nhà ở; dân số; lao động việc làm). Có 9 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch (tổng sản phẩm GRDP theo giá so sánh; cơ cấu kinh tế; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nông thôn mới; xuất nhập khẩu; giảm nghèo; giáo dục; quốc phòng; an ninh) và có 1 chỉ tiêu đạt gần 50% kế hoạch là tổng sản phẩm GRDP theo giá thực tế.

 

HỮU PHƯỚC - KIM ĐIỀU

推荐内容