Nguồn: Chính phủ. Đồ họa: Phương Anh PV:Bước sang năm 2025, bối cảnh thế giới đặt ra những thách thức gì cho kinh tế Việt Nam, thưa ông?
TS. Nguyễn Đức Độ:Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nên bối cảnh kinh tế thế giới có ảnh hưởng mạnh mẽ tới xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong nước. Hiện nay, các dự báo cho thấy kinh tế thế giới trong năm 2025 sẽ vẫn tăng trưởng ổn định với mức 3,2%, tương đương năm 2024.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, trong năm 2025 vẫn còn một số rủi ro như giá vàng có thể sẽ tiếp tục tăng khi chính sách tiền tệ của các nước lớn được nới lỏng hơn so với năm 2024. Xu hướng này, nếu xảy ra, sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào vàng ở trong nước gia tăng theo, từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá và lãi suất tại Việt Nam. Các sức ép đối với tỷ giá, nếu đủ lớn, sẽ hạn chế dư địa của chính sách tiền tệ trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến xung đột địa chính trị có thể khiến giá dầu tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
Trong các rủi ro, rủi ro kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái nếu lãi suất vẫn neo ở mức cao do lạm phát giảm chậm là đáng chú ý nhất, bởi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả các nước và khu vực lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, EU… Suy thoái kinh tế Mỹ, nếu xảy ra, sẽ gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu và xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
PV:Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, ông có dự báo gì về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025?
TS. Nguyễn Đức Độ:Nếu bối cảnh kinh tế thế giới ổn định như các dự báo đã nêu ở trên, GDP của Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2025. Tuy nhiên, nếu kinh tế thế giới khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đạt 6%, thậm chí kịch bản thấp hơn cũng cần tính đến bởi trong lịch sử khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, tăng trưởng GDP của Việt Nam thường ở mức dưới 6%. Việc Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7 - 8% trong năm 2025, mặc dù thể hiện quyết tâm cao của các cấp, các ngành, nhưng rõ ràng đây là một thách thức lớn.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cao hơn 7% chỉ có thể đạt được nếu bối cảnh kinh tế thế giới thuận lợi. Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa là một trong những động lực chính của nền kinh tế bởi đây là đầu ra của nhiều ngành công nghiệp. Xuất khẩu tăng trưởng chậm hay sụt giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu sau này.
Thứ hai, Việt Nam hiện nay vẫn còn một số vấn đề nội tại chưa được giải quyết triệt để. Điển hình là khả năng thanh toán nợ nần (bao gồm cả nợ trái phiếu doanh nghiệp và nợ ngân hàng) của các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu, từ đó dẫn đến nợ xấu ngân hàng vẫn còn cao, mặc dù đang dần dần được khống chế và kiểm soát. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian, bởi tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của khu vực bất động sản tương đối lớn.
Ngoài ra, còn một yếu tố mang tính kỹ thuật là GDP của năm 2025 sẽ phải so với nền cao của năm 2024 và do vậy khó đạt mức tăng trưởng cao.
Các gói cần tập trung vào việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh. Ảnh tư liệu PV:Năm 2025, Quốc hội xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5 - 7%, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 4,5%. Theo ông, cần chú trọng những giải pháp nào để đạt được mục tiêu trên?
TS. Nguyễn Đức Độ:Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% trong năm 2025, Việt Nam cần chuẩn bị trước các phương án hỗ trợ nền kinh tế trong trường hợp bối cảnh kinh tế toàn cầu đột ngột xấu đi. Các gói này cần tập trung vào việc hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh, duy trì sản xuất ngay cả trong bối cảnh kém thuận lợi. Hiện nay, lãi suất đang ở mức thấp nên dư địa giảm thêm lãi suất không còn nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có thể cần chuẩn bị phương án tiếp tục giãn nợ cho các doanh nghiệp nếu cần thiết.
Chính sách tài khóa hiện vẫn còn dư địa, khi quy mô nợ công/GDP chưa cao. Các gói dự án đầu tư công hiện nay và dự định trong tương lai được kỳ vọng sẽ tạo nên một lực cầu đủ mạnh để từ đó lan tỏa sang các khu vực khác như xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu cũng như bất động sản. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh việc tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, cũng như các vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp bất động sản.
Hiện nay, lạm phát đang ở mức thấp, cách khá xa mục tiêu 4-4,5%. Cụ thể, lạm phát trung bình cả năm 2024 sẽ chỉ vào khoảng 3,6-3,7%. Nếu không có những biến động lớn về tỷ giá, giá dầu, CPI trong năm 2025 được dự báo cũng chỉ tăng trung bình khoảng 3,0% (+/-0,5 điểm phần trăm), còn trong trường hợp xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát sẽ còn thấp nữa.
PV:Xin cảm ơn ông!
顶: 83387踩: 691Khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 4 - 4,5% là khá cao
Trong khi mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7% năm 2025 còn nhiều thách thức, khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 4 - 4,5% là khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi để Chính phủ tập trung vào các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ, đặc biệt là nếu kinh tế thế giới không thuận lợi như các dự báo của các tổ chức quốc tế hiện nay.
【kết quả nigeria】Chủ động trước thách thức, sẵn sàng phương án hỗ trợ đảm bảo cho tăng trưởng
人参与 | 时间:2025-01-10 01:45:55
相关文章
- Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- 4 mẫu ô tô của Chevrolet được giảm giá trong tháng này
- Ngắm nhìn Honda Vision phiên bản nâng cấp vừa ra mắt, giá bán từ 29,9 triệu đồng
- Hãng xe Nhật Toyota chính thức giới thiệu mẫu SUV cỡ trung Land Cruiser Prado 2018
- Nhận định, soi kèo Al
- Vì sao lãi suất cho vay tiêu dùng gấp 3 lần lãi ngân hàng?
- Đặc sản ốc nhồi giúp nông dân 'hái ra tiền' bằng kỹ thuật nuôi đơn giản
- TP.HCM thí điểm không cấp phép xây dựng với nhà riêng lẻ
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Giá gas tăng mạnh từ hôm nay
评论专区