游客发表
发帖时间:2025-01-10 23:18:57
Doanh nghiệp vay vốn hàng nghìn tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh | |
VCCI: Chính sách hỗ trợ về tài chính đã thể hiện tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp | |
Kế hoạch của NHNN: Hỗ trợ lãi suất 2% trong 2 năm,ệpđềnghịđượcưuđãilãisuấtvàkéodàithờihạncơcấunợkết quả bóng đá azerbaijan tăng vốn cho nhóm Big4 |
Ngày 1/4, tại Thanh Hóa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp.
Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại Thanh Hóa. |
Tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận vốn
Tại hội nghị, lãnh đạo các ngân hàng cam kết sẽ tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi chia sẻ khó khăn với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; thực hiện có hiệu quả chiến lược tài chính toàn diện quốc gia của Chính phủ. Các ngân hàng thương mại đã ký cam kết cấp khoản tín dụng 21.055 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tại Thanh Hóa.
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 23/3/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 4,21%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (1,62%). Tại Thanh Hóa, tín dụng có mức tăng trưởng tốt, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt 16,31% và năm 2021 tăng 16,45%, cao hơn mức tăng tín dụng chung của toàn quốc là 13,61%). Ngoài ra, tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 10.790 tỷ đồng, chiếm 6,83% dư nợ tín dụng, quy mô đứng thứ 2 trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. |
Tuy nhiên, với nhu cầu mở rộng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn cấp thêm tín dụng và tạo điều kiện để thuận hơn trong tiếp cận vốn vay.
Ông Cao Việt Tâm, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp Sầm Sơn, thời gian qua gần như 100% doanh nghiệp dịch vụ, du lịch không có doanh thu. Nhiều ngân hàng đã triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ phát triển lâu dài, tiếp tục các chính sách thiết thực về khoanh nợ, giãn nợ, giảm bớt thủ tục cho vay.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông cho biết, vốn khởi nghiệp của doanh nghiệp chỉ có 200 triệu đồng, nên phải vay ngân hàng để hoạt động. Nhờ đó, doanh nghiệp hiện có quy mô 750 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp về vốn trước nhu cầu đầu tư phát triển, ông Phong đề nghị cần có chính sách lãi suất ưu đãi và việc định giá tài sản tài đảm bảo cho vay lĩnh vực nông nghiệp phù hợp.
Đồng quan điểm, ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Thiên Sơn chia sẻ, doanh nghiệp thực sự cần dòng tiền của ngân hàng. Công ty hiện có 10 nhà máy với hơn 12.000 lao động, Công ty đang có dư nợ 300 tỷ đồng nhưng vẫn muốn vay thêm 600 tỷ đồng để mở rộng sản xuất. Vì thế, ông Lâm đề nghị các ngân hàng tạo tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt về thủ tục hành chính, tài sản đảm bảo… để doanh nghiệp vay vốn.
Trước nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá đã đề xuất NHNN một số nội dung về việc ban hành Luật xử lý nợ xấu, điều chỉnh sửa đổi một số thông tư trong lĩnh vực ngân hàng cho phù hợp với tình hình thực tế, cho phép kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng đến ngày 30/6/2023 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Ngân hàng đối mặt nhiều thách thức
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, ưu tiên đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên…
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị. |
Tuy nhiên, theo Thống đốc, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa găp một số khó khăn. Cụ thể là đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính thấp; nhiều người dân và một số chủ doanh nghiệp chưa được trang bị hoặc chưa được tiếp cận các dịch vụ số; công tác xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn và thường kéo dài...
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng chỉ ra những thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt, đó là nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước… Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
Cùng với đó là những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt dãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng.
Do vậy, lãnh đạo NHNN yêu cầu các ngân hàng cần tập trung vốn cho các dự án trọng điểm có tác động lan tỏa cho phát triển kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục... đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi thực hiện mở rộng tín dụng.
Cùng với đó, bà Nguyễn Thị Hồng cũng đề nghị các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực quản trị điều hành, tái cấu trúc hoạt động, xây dựng phương án chuyển đổi sản xuất kinh doanh hiệu quả phù hợp với thực tế làm cơ sở để các tổ chức tín dụng thẩm định cho vay. Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng để cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật để được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước và các chính sách hỗ trợ phù hợp.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接