【kết quả trận tay ban nha】Cần sớm có giải pháp cho tình trạng quá tải điện mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận
Một trong những nhà máy điện mặt trời tại miền Trung |
Điện mặt trời phát triển nóng, lưới điện quá tải
Tính cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020). Trong đó, riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời, với tổng công suất đặt 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.
Trong khi nguồn công suất tại chỗ rất lớn thì nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận và Bình Thuận lại rất nhỏ. Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện quốc gia (A0), tại tỉnh Ninh Thuận từ nay đến tháng 12/2020 chỉ dao động từ 100-115 MW và Bình Thuận từ 250-280 MW. Chính vì vậy, công suất cần phải truyền tải từ 2 địa phương này cũng rất lớn, với Ninh Thuận là từ 1000-2000 MW và Bình Thuận là từ 5.700 – 6.800 MW (bao gồm cả các nguồn điện truyền thống).
Theo tính toán, sự phát triển nóng này đã dẫn tới thực trạng đa số các đường dây, TBA từ 110-500 kV trên địa bàn đều quá tải. Trong đó có đường dây quá tải lên đến 360%. Mức mang tải của các đường dây còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm A0 cho biết, ngay từ đầu, việc quá tải lưới điện đã được EVN/A0 cảnh báo tới các chủ đầu tư, rất công khai, minh bạch. Hiện nay, EVN/A0 cũng áp dụng mọi giải pháp, sáng tạo, nghiên cứu để tạo điều kiện cho các nhà máy được phát điện ở mức tối đa.
Đại diện Cục Điện tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cũng khẳng định, phần lớn các chủ đầu tư điện mặt trời ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều đã biết trước việc quá tải lưới truyền tải và phải tiết giảm công suất. Việc cần làm trước mắt là tìm giải pháp để đẩy nhanh các dự án lưới điện truyền tải.
Cắt giảm công suất phát vì an toàn hệ thống điện
Việc quá tải hệ thống lưới truyền tải buộc Trung tâm A0 phải cắt giảm công suất của các nhà máy điện gió, điện mặt trời ở một số thời điểm, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Việc tăng/giảm công suất các nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) đều được A0 thực hiện theo quy định bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời. Đặc biệt, A0 cũng ứng dụng phần mềm Tự động điều chỉnh công suất (Automatic Generation Control - AGC), trực tiếp điều khiển công suất các nhà máy năng lượng tái tạo, nhằm duy trì trao lưu công suất trong ngưỡng cho phép.
Theo A0, con số cắt giảm 60% công suất như một số chủ đầu tư nêu ra và đang được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ là con số ở một thời điểm nhất định. Nếu tính trung bình ngày, trong tháng 6 và tháng 7/2019, công suất cắt giảm chỉ dao động ở mức 30-35%.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, EVN/A0 cũng mong muốn được phát hết công suất nguồn điện từ NLTT, bởi giá điện NLTT dù có đắt (2086 đồng/kWh), nhưng vẫn rẻ hơn nhiệt điện dầu (3000-5000 đồng/kWh). Trong khi đó, hiện nay, EVN vẫn đang phải huy động nhiệt điện dầu để đảm bảo cung ứng điện đáp ứng nhu cầu phụ tải. Trong chế độ huy động nguồn, các nguồn NLTT cũng luôn được ưu tiên huy động tối đa theo quy định.
“Chúng tôi đã dồn toàn lực trong thời gian qua để mong các nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành, bổ sung công suất cho hệ thống. Nhưng hiện nay phải giảm công suất do quá tải lưới điện, là điều mà EVN/A0 không hề mong muốn”, ông Cường khẳng định.
Đâu là giải pháp?
Đại diện chủ đầu Nhà máy Điện mặt trời Phước Mỹ (Ninh Thuận) chia sẻ, các nhà máy điện mặt trời từ khi khởi công xây dựng đến khi đi vào vận hành trong thời gian rất ngắn, sự hỗ trợ hết mình của EVN, A0, Công ty Mua bán điện trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng. Có những thời điểm nhà máy cần thử nghiệm, dù đăng ký thời gian rất sát, nhưng các đơn vị của EVN vẫn thực hiện kịp thời, kể cả ngày cuối tuần, thậm chí trong cả kì nghỉ lễ 30/4. Những nỗ lực của EVN và các đơn vị là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá tải kéo dài thì tất cả các bên đều bị thiệt hại. Thời gian tới, rất cần sự chung tay từ Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương, chủ đầu tư, EVN,... để tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa hết công suất của các nhà máy, bổ sung thêm nguồn điện cho đất nước.
Ông Trần Đình Nhân – Tổng giám đốc EVN cho rằng, EVN xác định việc giải tỏa công suất các dự án NLTT là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị như Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện. Đồng thời, lãnh đạo EVN cũng đã làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các dự án. Tuy nhiên, hiện nhiều dự án đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các vướng mắc về thủ tục, công tác GPMB...
Cũng theo ông Nhân, để triển khai một dự án điện mặt trời chỉ mất khoảng 6 tháng, thậm chí trong thời gian ngắn hơn, thậm chí chỉ 2 tháng. Trong khi đó, để thực hiện một dự án lưới điện truyền tải 220 kV, 500 kV mất khoảng 3-5 năm. Do đó, song song với nỗ lực tối đa của EVN, để triển khai nhanh nhất có thể các dự án giải tỏa công suất các nhà máy NLTT đang vận hành, Tổng Giám đốc EVN mong muốn nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ chính quyền các địa phương và các chủ đầu tư.
Ngoài ra, để nhà máy điện mặt trời vận hành an toàn, tin cậy, EVN cũng đề nghị các chủ đầu tư hoàn thiện các tồn tại kĩ thuật và hoàn thành các thử nghiệm theo yêu cầu; khẩn trương đầu tư và lắp đặt hệ thống dự báo công suất phát các nguồn điện mặt trời và điện gió, truyền số liệu về cấp điều độ.
Song song đó, các nhà máy điện gió trong khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận như: Tuy Phong, Phú Lạc cần thiết lập kết nối và điều khiển với hệ thống AGC của các cấp điều độ, vừa giúp các nhà máy được huy động cao hơn so với phương án phân bổ cố định công suất theo phương thức ngày; vừa giúp Trung tâm A0 và các Trung tâm Điều độ miền tự động hóa trong hoạt động vận hành hệ thống, đảm bảo công khai, minh bạch. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và trình độ của các trưởng ca các nhà máy trong tuân thủ lệnh điều độ.下一篇:Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
相关文章:
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Thuộc cấp của ông Tất Thành Cang đổ lỗi do ‘hoàn cảnh’ nên mới phạm tội
- Thủ tướng dự khánh thành Nhà máy sữa bột hiện đại nhất châu Á
- "Cần xóa nợ tiền thuế cho cả doanh nghiệp tư nhân"
- Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- Tạm giữ thanh niên cầm dao rượt mẹ, đâm chết anh trai ở An Giang
- Cảng Tân cảng
- Cuộc ly hôn nghìn tỷ trắc trở của Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyễn Vũ
- Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- Ra mắt thẻ tín dụng nội địa OCB
相关推荐:
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- OCB công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới
- Bắt 3 kẻ mua bán tài khoản ngân hàng, lừa tiền người lao động ở nước ngoài
- Thanh niên chém chết người tình hơn 13 tuổi tại dãy trọ ở Bình Dương
- Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- Thanh niên bị chém lìa bàn tay khi đi đòi nợ
- Người đàn ông ở Bình Phước bị cắt cổ, gục chết trước hiên nhà
- Tử hình kẻ dùng búa đánh chết cựu công an viên vì chuyện 8 năm trước
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- Vietjet Air có thêm 2 tàu bay mới Airbus 320
- Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy