【thần thoại hy lạp full】AU bế tắc trước mối đe dọa "lục địa đen"
作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:25:26 评论数:
Hội nghị Thượng đỉnh AU năm nay (từ ngày 21 đến 29-1) được tổ chức tại Thủ đô của Etiopia với 37/54 nhà lãnh đạo châu Phi tham dự và lần đầu tiên diễn ra dưới sự chủ trì của bà Nkosazana Dlamini-Zuma,ếtắctrướcmốiđedọaampquotlụcđịađthần thoại hy lạp full cựu Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi và là phụ nữ đầu tiên trở thành Chủ tịch Ủy ban AU. Hội nghị kết thúc và không đạt giải pháp nào cho các cuộc xung đột đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước như Mali, CHDC Congo, Sudan, Nam Sudan và nhiều nước khác.
Chủ đề của hội nghị lần này là "Chủ nghĩa liên Phi và Phục hưng châu Phi”, nhưng trọng tâm vẫn là vấn đề an ninh. Các nhà lãnh đạo AU thẳng thắn tự phê bình và một số quan chức nhân cơ hội này đã lên án gay gắt hành động chậm trễ của các nước thành viên trước những mối đe dọa cấp bách của châu lục. Ví dụ tại Mali, các chiến binh chiếm giữ khu vực phía Bắc của nước này cách đây một năm và xây dựng được một thiên đường trú ẩn cho các chiến binh Hồi giáo có quan hệ chặt chẽ với al-Qaeda. Mặc dù Chính phủ Pháp đã gửi quân tới đây và giành được những kết quả quan trọng ở miền Trung Mali nhưng các chiến binh vẫn là mối đe dọa cho an ninh của các cộng đồng khác nhau trong khu vực. Tổng thống Benin kiêm Chủ tịch AU sắp mãn nhiệm, ông Thomas Boni Yayi đã chỉ trích AU không can thiệp kịp thời. Ông nói: “Tại sao nguy hiểm đe dọa một nước thành viên mà các nước thành viên AU khác không hành động và cứ tiếp tục chờ đợi?”.
Pháp dự kiến sẽ huy động khoảng 3.500 binh sĩ tham chiến tại Mali. Ngoài ra theo kế hoạch, các nước châu Phi cũng sẽ cử ít nhất 4.000 binh sĩ đến Mali. Tuy nhiên, AU cần thêm nguồn tài trợ để tăng cường binh sĩ của các nước tới Mali và đây là lý do giải thích tại sao Phái bộ hỗ trợ quốc tế do châu Phi đứng đầu ở Mali (AFISMA) tổ chức một hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Adi Abeba vào ngày 29-1. Cuối tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot cho biết: “Chúng tôi dự kiến các lực lượng Mali cần khoảng 120 triệu euro (162 triệu USD) và khoảng 220 triệu euro (296 triệu USD) cho AFISMA để tiến hành các hoạt động bảo đảm an ninh trong khu vực năm 2013”.
Trong khi đó, xung đột vẫn diễn ra dữ dội tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Các cuộc xung đột chết người tại nước này diễn ra trong nhiều thập kỷ với các nhóm chiến binh địa phương ngày càng phát triển. Đáng chú ý, tháng 11-2012, một nhóm phiến quân có tên M23 đã đánh chiếm thị trấn Goma khoảng một tuần và mặc dù hiện nay chúng đã rút đi nhưng triển vọng an ninh cho CHDC Congo vẫn còn xa vời.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh AU đã hy vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Adi Abeba, trong đó bao gồm các kế hoạch triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình ở miền Đông CHDC Congo, nhưng không đạt kết quả sau khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon chỉ ra những khác biệt về thủ tục. Hội nghị cũng bỏ lỡ một cơ hội khác cần phải hành động với Sudan và Nam Sudan, hai nước chính thức tách ra năm 2011 nhưng tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra và tranh chấp biên giới giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết. Mâu thuẫn giữa hai nước cũng cản trở việc khai thác và xuất khẩu dầu lửa, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của hai bên.
AU dường như tỏ ra là cơ quan lãnh đạo ít hiệu quả trên nhiều mặt trận ở châu Phi. Chủ tịch Ủy ban châu Phi Dlamini-Zuma khẳng định tổ chức này phải tiếp tục đoàn kết. Bà nói: “Mặc dù ít lạc quan nhưng chúng ta phải tiếp tục quan tâm đến các thách thức lớn hiện đang tồn tại. Chúng ta không thể coi nhẹ hòa bình và an ninh. Nếu không có hòa bình và an ninh, không nước nào hoặc khu vực có thể hy vọng đem lại thịnh vượng cho người dân của mình”.
Bạch Dương