当前位置:首页 > World Cup

【bảng xếp hạng vô địch indonesia】WEF ASEAN: Việt Nam ủng hộ sáng kiến tôn trọng chủ quyền của các nước

wef asean viet nam ung ho sang kien ton trong chu quyen cua cac nuoc

Phó Thủ tướng,ệtNamủnghộsángkiếntôntrọngchủquyềncủacácnướbảng xếp hạng vô địch indonesia Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ ba từ trái sang) và các đại biểu tham gia thảo luận. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.

Tham dự phiên thảo luận có Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, bà Kang Kyung-Wha; Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Taro Kono và đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Singapore, tiến sỹ Lynn Kuok.

Việc Diễn đàn Kinh tế thế giới dành một phiên cho vấn đề triển vọng địa chính trị ở châu Á cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với phát triển ở khu vực. Các đại biểu cho rằng, tình hình địa chính trị châu Á trong năm qua cũng có những cải thiện nhất định, thể hiện qua việc nối lại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều, Hội nghị thượng đỉnh Triều-Mỹ, mở ra những triển vọng mới đối với hòa bình và phi hạt nhân hoóa bán đảo Triều Tiên.

Các đại biểu đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình và trong nhiều sáng kiến địa chiến lược khu vực. Tuy nhiên, về tổng thể, các diễn giả cũng thẳng thắn đánh giá về những xu hướng bất ổn của địa chính trị khu vực như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc; chiến tranh thương mại cùng những tranh chấp về biên giới lãnh thổ đang tạo ra những rủi ro lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.

wef asean viet nam ung ho sang kien ton trong chu quyen cua cac nuoc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (bên phải) tham gia thảo luận về chủ đề: ''Triển vọng Địa chính trị châu Á''. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ cấu trúc khu vực đang được định hình ở khu vực, cạnh tranh nước lớn gia tăng, những vấn đề đặt ra là các nước phải thích ứng, thúc đẩy hợp tác chân thành, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế và bao trùm. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư một mặt tạo ra những cơ hội lớn để phát triển, đồng thời đặt ra các thách thức lớn, nếu các nước không tận dụng được sẽ bị bỏ lại phía sau, gia tăng khoảng cách phát triển. Khu vực cũng đang phải đối mặt với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như: tranh chấp biển, biến đổi khí hậu và các thách thức mới như an ninh mạng đang nổi lên.

Ghi nhận các sáng kiến địa chiến lược khu vực như Vành đai và Con đường, Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương..., Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam ủng hộ các sáng kiến nếu bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền tự quyết của các quốc gia. ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng khẳng định chủ trương của Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Phó Thủ tướng chia sẻ Việt Nam đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương chất lượng cao, đóng góp vào xu thế liên kết kinh tế quốc tế.

Về vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đào tạo nhằm trang bị lại các kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ để thích ứng và tận dụng được những cơ hội cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.

分享到: