Hạ tuần tháng 2-2016,đồngbằngsngCửuLongCầncuộccchmạngthủylợilầnthứbảng xếp hạng j1 nhật bản chưa bao giờ vựa lúa rơi vào điểm “nóng” dữ dội theo cả nghĩa “đen lẫn bóng”. Nhiệt độ giảm rồi tăng đột ngột. Hạn mặn đến sớm và bủa vây trên diện rộng, làm cho hàng chục ngàn hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn: Hàng trăm hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, hàng trăm ngàn héc-ta lúa bị khô hạn, mặn xâm nhập gây thiệt hại nặng nề. “Túi nước ngọt” được xem là vựa lúa, vựa thủy sản, trái cây của cả nước đang bị đặt vào những thiệt hại, rủi ro nặng nề từ tác động của biến đổi khí hậu...
Đo độ mặn ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: PHƯỚC NẾT Nhận diện thách thức “Khô hạn và mặn đến sớm. Hậu Giang lần đầu tiên rơi vào cảnh bị mặn từ Biển Đông và Biển Tây xâm nhập”, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh đưa ra nhận định - khi đi thực địa kiểm tra sau Tết Nguyên đán. Trong khi đó, khoảng 40.000ha đất trồng lúa các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng do khô hạn và mặn; khả năng có khoảng 300.000ha rơi vào diện thiệt hại ở các mức độ khác nhau. Có lẽ đây là con số thống kê thiệt hại “khá sớm” so với mọi năm. Bởi năm nay khô hạn và mặn đến sớm đạt mức kỷ lục trong 100 năm qua. Sau Tết Nguyên đán, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình và chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, các tỉnh trong vùng để tìm cách ứng phó với diễn biến của khô hạn và mặn xâm nhập. Thực ra, những dự báo khô hạn và mặn đã được cảnh báo. Theo đánh giá của hầu hết các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới, thì El Nino đã chính thức bắt đầu từ những tháng cuối năm 2014 và khoảng 85% khả năng sẽ kéo dài đến hết mùa xuân 2016. Như vậy, ngoài cường độ mạnh, nhiều khả năng El Nino 2014/2016 cũng sẽ trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua. Năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ nhưng lại kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-50%. Hiện nay, nước mặn từ Biển Đông theo các cửa sông đã lấn sâu vào đất liền 50-70km. Nếu như dự báo, mực nước ngọt tiếp tục xuống, nước mặn từ biển sẽ tiếp tục lấn vào, những thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt sẽ càng trầm trọng hơn. “Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. ĐBSCL đối diện với những thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích nghi với những khó khăn do thời tiết gây ra. Trong đó, những giải pháp ứng dụng các tiến bộ khoa học nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết cho nông dân hiện nay là giải pháp thiết thực để hạn chế rủi ro, nâng cao giá trị trong sản xuất lúa”, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhận định Thích ứng trước áp lực “gọng kép” khó khăn Cách đây hơn 3 thập niên, ĐBSCL đã có một cuộc “cách mạng” về thủy lợi, khi huy động tổng lực lực lượng thanh niên làm thủy lợi, đào kênh, xẻ mương, chung tay thực hiện ngọt hóa bán đảo Cà Mau (gồm Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Công trình này đã phát huy hiệu quả khi diện tích nhiễm mặn bị đẩy lùi, đất trồng lúa gia tăng. Sau đó, hơn 1 thập niên, ĐBSCL tiếp tục thực hiện cuộc “cách mạng” thủy lợi thứ hai bằng các công trình thoát lũ ra Biển Tây để đối phó với lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông ùn ùn đổ về trong mùa mưa. Cùng lúc này, từ sản xuất lúa 1 vụ/năm, các giống lúa ngắn ngày (dưới 90 ngày/vụ) được ra đời. Nông dân ĐBSCL đã gia tăng diện tích sản xuất lúa, góp phần đưa Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu gạo. Thế nhưng 10 năm sau đó, ĐBSCL lại đối diện với thách thức mới. Dưới áp lực tìm sinh kế làm giàu, nông dân bán đảo Cà Mau phá bỏ nhiều hệ thống đê ngăn, dẫn nước mặn về đồng nuôi tôm. Nhiều gia đình làm giàu từ con tôm. Nhưng cũng từ đó, sự xung khắc lợi ích giữa người vùng ngọt trồng lúa và người vùng mặn nuôi tôm cũng nảy sinh. Và phần nào các dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau hết phát huy hiệu quả. Cùng lúc này, các nước thượng nguồn sông Mê Kông đua nhau chắn dòng, xây các đập thủy điện, khiến nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. ĐBSCL đứng trước thách thức kép: Thiếu nước ngọt, thừa nước mặn ! Đó là một thực tế, liên tục xảy ra trong 3 năm qua. Và chuyện thiếu nước ngọt, thừa nước mặn ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu (mực nước biển dâng cao). Chuyện tìm giải pháp để đối phó với tình hình trước mắt là rất cần thiết. Theo Tổng Cục thủy lợi, trước mắt các tỉnh theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn trong và ngoài hệ thống cống, vận hành điều tiết nước theo quy trình ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo phân phối nước công bằng, hợp lý, hiệu quả. Chuẩn bị sẵn sàng máy bơm, vật tư xăng dầu dự phòng, sẵn sàng bơm lấy nước ngọt trữ vào hệ thống kênh mương để trữ nước đảm bảo đủ nước khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời, vận hành cống ngăn mặn, trữ ngọt kịp thời; nạo vét một số trục kênh chính, củng cố bờ bao ngăn mặn, trữ ngọt… Theo dõi, giám sát mặn thường xuyên, vận hành hợp lý các công trình vừa đảm bảo tiêu thoát, ngăn mặn và đưa nước ngọt về, đặc biệt như các vùng bán đảo Cà Mau và các hệ thống ngọt hóa ven biển; chủ động trữ nước, lấy nước trong điều kiện cho phép; lựa chọn các giống chịu hạn mặn, sử dụng các loại cây trồng tốn ít nước; áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước ở những nơi có điều kiện. Việc đưa ra một phương án mang tính tạo ra cuộc “cách mạng thủy lợi” lần thứ 3 cho ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là rất cần thiết. Còn hiện tại, “vựa lúa, vựa thủy sản, trái cây” đang trở nên dễ tổn thương hơn lúc nào hết! CAO PHONG |