Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá | |
Đại biểu Quốc hội đề nghị thêm cơ chế để dùng quỹ bình ổn giá linh hoạt | |
Sửa Luật Giá: Tránh chồng chéo giữa các luật chuyên ngành |
Chưa có các quy định là căn cứ cho cơ quan định giá
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4,ĐạibiểuQuốchộimongLuậtGiásửađổilấpkhoảngtrốngchoviệcxácđịnhgiálịch thi đấu đêm nay Quốc hội khoá XV, chiều 11/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự án Luật Giá (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo đó, một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm là quy định về định giá. Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu thực tế, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện đều liên quan đến việc là xác định giá không đúng với giá hàng hóa khi mua hoặc là khi bán tài sản công. Hiện nay, các tổ chức tư vấn định giá rất ngại, thậm chí là không dám nhận nhiệm vụ định giá các tài sản cho khu vực công.
Mặt khác, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho hay, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị công hiện không mua sắm được các tài sản, vật tư hàng hóa. Điển hình là bệnh viện không mua được thuốc chữa bệnh và vật tư y tế. Nhiều tài sản công không thể chuyển giao cho khu vực tư như các dự án bất động sản không thể xác định giá đất cho các nhà đầu tư đầu tư phát triển.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là do chưa có những quy định chặt chẽ, cụ thể về những căn cứ, phương pháp để xác định giá cả hàng hóa; chưa có các quy định là căn cứ cho cơ quan định giá, quyết định giá bảo đảm không có tư lợi. Đại biểu chỉ rõ, pháp luật hiện hành không có công cụ định giá cũng như bảo vệ cho những người làm định giá.
Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh yêu cầu đầu tiên của việc hoàn thiện Luật Giá lần này là phải “lấp khoảng trống” về các căn cứ pháp luật để làm cơ sở cho việc xác định giá, phương pháp đánh giá những căn cứ định giá, những nguyên tắc định giá... Dự thảo Luật cần phải đưa có một chương riêng về phương pháp, căn cứ, nguyên tắc định giá.
Hơn nữa, theo đại biểu đoàn Hà Nội, để xác định giá cả đúng thì việc kê khai giá cũng là một công việc vô cùng quan trọng, nên hoạt động kê khai giá không nên giới hạn ở một số các loại hàng hóa như quy định hiện hành mà phải quy định tất cả các loại hàng hóa khi bắt đầu đưa vào lưu thông trên thị trường.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu đề nghị, đối với việc thẩm định giá hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa do bộ, ngành quản lý, thì khi thẩm định giá cần có cơ quan tài chính cùng cấp tham gia để đảm bảo tính khách quan, phòng ngừa trường hợp lợi dụng gây thất thoát.
Đối với vấn đề về việc để các đơn vị chủ quản định giá lĩnh vực y tế, sách giáo khoa, đại biểu cho rằng cần có vai trò của Bộ Tài chính trong quản lý giá, cần quy định rõ về giá trần và giá sàn để có cơ sở cho một số đơn vị tự định giá. Bênh cạnh đó, đại biểu cho rằng, cần cụ thể hơn về quản lý nhà nước trong nội dung này. Vì vấn đề về giá là chìa khóa cho mọi vấn đề. Do vậy, vai trò thẩm định giá sẽ có ý nghĩa quyết định. Nếu vấn đề này làm tốt thì nhiều vấn đề khác sẽ theo đó mà thuận lợi hơn.
Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến cho dự án Luật Giá (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn |
Góp ý vào Điều 23 về định giá quy định về nguyên tắc định giá phải bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh thực tế, hợp lý về lợi nhuận, phù hợp với mặt bằng thị trường cung cầu hàng hóa, dịch vụ và chủ trương phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, đại biểu Khương Thị Mai (đoàn Nam Định) cho rằng, một số sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước khó xác định sao cho phù hợp với mặt bằng thị trường, nhất là việc tính lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính trong phương án giá.
Cũng góp ý cho nội dung này, đại biểu Lại Văn Hoàn (đoàn Thái Bình) đề nghị tách quy định về định giá nhà nước riêng, định giá tổ chức, cá nhân riêng để tránh nhầm lẫn, khó quy định và có thể chỉnh sửa thành thành: Nguyên tắc định giá nhà nước bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh thực tế, lợi nhuận hợp lý theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng chung của thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Liên quan đến nguyên tắc định giá của tổ chức, cá nhân bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông thực tế và lợi nhuận kỳ vọng để xác định giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra thị trường theo nguyên tắc cạnh tranh cung – cầu. Đồng thời bổ sung quy định về Hội đồng định giá nhà nước, cụ thể vai trò, nhiệm vụ, đối tượng cụ thể để tách biệt với hoạt động của Hội đồng thẩm định giá nhà nước.
Đề cập về giá tham chiếu, đại biểu Lại Văn Hoàn đề nghị chỉnh sửa thành giá tham chiếu là mức giá đại diện của hàng hóa, dịch vụ tại thị trường trong nước và quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và kết quả trực tiếp thực hiện khảo sát thông tin thị trường và kết quả tổ chức tư vấn cung cấp đã được thẩm tra để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng làm căn cứ quyết định giá mua và bán hàng hóa, dịch vụ.
Kiến nghị Bộ Tài chính chủ trì nguyên tắc, phạm vi định giá
Phát biểu giải trình về nội dung liên quan đến thẩm định giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, Luật Giá có liên quan đến 21 bộ luật khác nên các quy định cần đưa ra theo hướng tránh chồng chéo, xây dựng theo hướng điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về giá. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng đặc thù, chuyên ngành thì quy định rõ những vấn đề về nguyên tắc, phương pháp, quy trình định giá thực hiện theo quy định tại Luật chuyên ngành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu ý kiến, nếu được Quốc hội thống nhất thì những vấn đề liên quan đến nguyên tắc, phạm vi định giá thì Bộ Tài chính chủ trì. Chẳng hạn về giá đất, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan phối hợp, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì định giá đất, nhưng luật hiện hành thì đang do cơ quan, các bộ chuyên ngành chủ trì. Vì thế, việc Bộ Tài chính tham gia phối hợp sẽ đảm bảo không chồng chéo, tránh sai lệch với tiêu chuẩn chung.
Đối với ý kiến đại biểu đề nghị đưa sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, ý kiến này có cơ sở và phù hợp với thực tiễn. Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban tài chính ngân sách trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để có quy định phù hợp.
Về vấn đề kê khai giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, giữa rất nhiều loại giá với những vai trò khác nhau, cần tập trung vào một số giá cụ thể để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh với nguồn lực hữu hạn. Bộ trưởng nhấn mạnh, kê khai giá nhằm yêu cầu giải trình khi giá cả có thay đổi, đảm bảo không biến động giá đột ngột. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu và quy định chi tiết hơn nữa về nội dung này.