【soi kèo trận】Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 21:54:44 评论数:
Sửa đổi thuế suất,ầntiếptụchoànthiệnchínhsáchthuếtiêuthụđặcbiệsoi kèo trận phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm thuốc lá Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế Cần thiết điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá có hại cho sức khoẻ
Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt
Quang cảnh Hội nghị.

Tại hội nghị, thông tin về định hướng sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, thực tế thực hiện cho thấy, Luật Thuế TTĐB đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, chính sách thuế TTĐB vẫn còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục được hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế TTĐB cũng như mục tiêu đề ra của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, thời gian qua, Luật Thuế TTĐB đã góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với những mặt hàng không có lợi cho sức khoẻ và môi trường xã hội (thuốc lá, rượu, bia).

Đồng thời, góp phần định hướng tiêu dùng tiết kiệm đối với nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch và khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Để tạo điều kiện giảm giá bán, khuyến khích người dân tiêu dùng các loại xăng thân thiện môi trường, Luật Thuế TTĐB quy định thuế suất thấp hơn đối với xăng sinh học. Cụ thể, áp dụng thuế suất 8% với xăng E5 và 7% với xăng E10, trong khi đó xăng khoáng áp dụng thuế suất 10%.

Luật Thuế TTĐB cũng góp phần điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao khi được áp dụng đối với một số hàng hoá, dịch vụ cao cấp vượt trên nhu cầu thông thường của đời sống xã hội.

Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Luật Thuế TTĐB góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (FCTC-WHO), bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, việc tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia là để hạn chế tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phù hợp với thông lệ quốc tế còn tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá để giảm tiêu dùng thuốc lá, thực hiện Điều 6 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và thời gian tới, chính sách thuế TTĐB hiện hành vẫn còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục được hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế TTĐB.

Những hạn chế bao gồm: đối tượng chịu thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế; một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại Biểu thuế chưa thực sự rõ ràng dẫn đến vướng mắc trong thực tế thực hiện.

Bên cạnh đó, thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hoá khi sử dụng gây tác hại đến sức khoẻ và xã hội cũng như việc điều tiết đối với một số hàng hoá xa xỉ còn thấp, chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội; chưa có quy định hoàn trả thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường.

Về định hướng sửa đổi, bà Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, việc sửa Luật Thuế TTĐB sẽ tập trung vào 4 chính sách: mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế; điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, một số mặt hàng nhằm có hại cho môi trường; sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Luật để đảm bảo cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho DN, đảm bảo chính sách minh bạch và đồng bộ với quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tại hội thảo, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, trên góc độ bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ Y tế nhất trí với Bộ Tài chính về đề nghị xây dựng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) nhằm thể chế hóa và thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, kết luận của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Phó trưởng Bộ môn phân tích tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, có thể thấy, xu hướng tiêu dùng và bối cảnh kinh tế đã thay đổi lớn nên việc cải cách thuế TTĐB Việt Nam là cần thiết.