当前位置:首页 > Cúp C1 > 【báo bóng đá vn hôm nay】Nghiên cứu chương riêng về đấu giá trực tuyến để minh bạch, phòng chống tiêu cực

【báo bóng đá vn hôm nay】Nghiên cứu chương riêng về đấu giá trực tuyến để minh bạch, phòng chống tiêu cực

2025-01-25 21:03:21 [Cúp C1] 来源:Empire777
Bán đấu giá hàng chục container rỗng Bộ Tài chính hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Chính phủ ban hành Nghị định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô
Nghiên cứu chương riêng về đấu giá trực tuyến để minh bạch, phòng chống tiêu cực
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 8/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được trình Quốc hội.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhằm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển dịch vụ đấu giá tài sản theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Việc xây dựng luật cũng hướng đến tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, chất lượng hoạt động đấu giá tài sản; khắc phục những hạn chế, bất cập, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Về phạm vi sửa đổi, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự thảo Luật cơ bản giữ nguyên các quy định của Luật Đấu giá tài sản đang còn phù hợp và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 25 điều, khoản; bổ sung 1 điều mới.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã nêu một số nội dung được sửa đổi, bổ sung, chẳng hạn như bỏ điều kiện phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo 3 năm mới được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá nhằm tháo gỡ rào cản trong việc tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá, đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tiễn, góp phần phát triển nguồn đấu giá viên.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự, thủ tục đấu giá nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nhất là đối với một số tài sản đặc thù, hạn chế các tiêu cực phát sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tính khả thi, hiệu quả của việc đấu giá tài sản.

Để tăng cường trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc quản lý, vận hành, hướng dẫn sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia…

Nghiên cứu chương riêng về đấu giá trực tuyến để minh bạch, phòng chống tiêu cực
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn

Thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sau hơn 5 năm thi hành.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề Ủy ban Kinh tế cho rằng cần xem xét, sửa đổi. Chẳng hạn, về tài sản đấu giá, điều 4 Dự thảo Luật liệt kê các tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định tại điều này theo hướng không liệt kê, vì điều này dễ dẫn đến trùng lặp hoặc gây chồng chéo, mâu thuẫn.

Về Cổng đấu giá tài sản quốc gia, nhận định là phù hợp với yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, nhưng có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp về bảo mật thông tin; lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán…; bảo đảm vận hành thông suốt và hiệu quả…

Đối với quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, cân nhắc về tính khả thi của quy định người có tài sản đấu giá phải có nghĩa vụ thẩm tra, xét duyệt điều kiện tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá vì việc xét duyệt điều kiện này phải thuộc trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản là cơ quan có tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao đối với hoạt động đấu giá tài sản.

Theo Ủy ban Kinh tế, việc yêu cầu người có tài sản đấu giá phải xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá là chưa phù hợp, nhất là đối với trường hợp người có tài sản đấu giá là cá nhân hoặc trường hợp có số lượng lớn người tham gia đấu giá đối với cùng một tài sản đấu giá.

Vì thế đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về hồ sơ đánh giá năng lực, điểm tích lũy kinh nghiệm của người tham gia đấu giá tài sản, nhất là đối với việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bảo đảm lựa chọn được người tham gia đấu giá tài sản có đủ năng lực về tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nêu, việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1a Điều 39), tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường (mức tiền đặt trước tối thiểu của tài sản thông thường là 5%) sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.

Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi; cân nhắc quy định khoản tiền đặt trước căn cứ theo quy mô diện tích đất đấu giá hoặc căn cứ theo giá trị của tài sản đấu giá…

Báo cáo thẩm tra còn đề nghị nghiên cứu quy định thành 1 chương riêng về Đấu giá trực tuyến do đây sẽ là hình thức đấu giá phổ biến trong giai đoạn tới (có nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế) nhằm tạo sự minh bạch, công khai, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong hoạt động đấu giá tài sản, nhất là đối với việc đấu giá tài sản công.

Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định khác tại dự án Luật, tránh tình trạng quy định chung chung gây khó khăn trong thực tế triển khai; rà soát, tránh trùng lặp, xung đột pháp luật; đồng thời tiếp tục rà soát, chỉnh lý về từ ngữ, câu chữ và kỹ thuật văn bản để hoàn thiện dự án Luật.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读