【trận đấu man utd gặp burnley】Khai phá thị trường xuất khẩu tiềm năng từ khu vực Á

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 22:46:57 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:40次
Tiềm năng xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan 3 năm thực hiện EVFTA: Xuất khẩu tăng trưởng,áthịtrườngxuấtkhẩutiềmnăngtừkhuvựcÁtrận đấu man utd gặp burnley tiềm năng còn lớn Canada - thị trường nhiều tiềm năng cho xuất khẩu Hà Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu

Dư địa còn rất lớn

Đánh giá về thị trường Á-Âu, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ nhấn mạnh, thị trường Á-Âu (Eurasia) là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây và hiện nay được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa hợp tác.

Đây là liên khu vực rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, với tổng diện tích khoảng 23,5 triệu km2, dân số hơn 400 triệu người và tổng GDP gần 4.500 tỷ USD. Đây cũng là khu vực rất giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, kim loại màu, than đá, ngũ cốc...

Về hợp tác thương mại, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động bất thường, với nhiều khó khăn, thách thức, thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á-Âu chỉ đạt 13,3 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 9 tháng năm 2023, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và các nước khu vực Eurasia đạt 9 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này là 6,3 tỷ USD, giảm 1,2%; nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 19%.

Mặc dù giao thương hàng hóa giữa hai bên bị sụt giảm trong thời gian vừa qua, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia khu vực Á-Âu vẫn là một thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Á-Âu chỉ chiếm khoảng 2,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và khoảng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Các dự án đầu tư từ khu vực Á-Âu hiện chỉ chiếm khoảng 0,3% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, giữa hai bên đã hình thành các thiết chế, khung khổ vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương, bao gồm hai Hiệp định thương mại tự do: Việt Nam-EAEU FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) và EVFTA với Liên minh châu Âu; Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA); 14 Ủy ban Hỗn hợp, Ủy ban liên Chính phủ và 1 cơ chế Tham vấn hợp tác kinh tế song phương. Những cơ chế hợp tác như trên đã và đang được triển khai hiệu quả, làm cơ sở vững chắc để doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước Á - Âu tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư.

Ngoài ra, đây cũng là khu vực có đông cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống. Việc thúc đẩy trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giao thương, kết nối giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam và cộng đồng người Việt tại khu vực này sẽ hỗ trợ cho hợp tác về thương mại và đầu tư của Việt Nam với Á-Âu được hiệu quả và thực chất hơn.

Các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực đổi mới, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. 	 Ảnh: H.Dịu

Khu vực Á-Âu là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa hợp tác trong các lĩnh vực trong đó có dệt may. Ảnh minh hoạ: H.Dịu

Làm gì để khai phá hết tiềm năng?

Chia sẻ xu hướng và cơ hội trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Azerbaijan (một trong những quốc gia thuộc khu vực Á-Âu), Đại sứ nước Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam, ông Shovgi Mehdizada cho biết, cơ hội hợp tác giữa hai bên còn rất rộng. Trong thời gian tới, Việt Nam và Azerbaijan có thể đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực tiềm năng như: thương mại, năng lượng cơ sở hạ tầng, trao đổi văn hóa…

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hàng không Vietjet kiêm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sovico cho biết, khu vực Á-Âu là một thị trường truyền thống với Việt Nam trước đây sẽ là một thị trường tiềm năng với nhiều dư địa để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Việt Nam và khu vực Á-Âu có rất nhiều điểm chung, nhiều doanh nhân thành công tại Việt Nam hiện nay từng có thời gian học tập, sinh sống tại khu vực Đông Âu hay Trung Á, Sovico - Vietjet tin rằng với sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường, văn hoá, con người tại các quốc gia này thì điều quan trọng là có các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện để biến những tiềm năng sẵn có trở thành các hợp tác, các khoản đầu tư.

Để cụ thể hóa những cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và khu vực Á-Âu, ông Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị cơ quan quản lý tăng cường hợp tác với các nước Á-Âu thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, các chương trình xúc tiến thương mại trên quy mô lớn, tầm cỡ quốc gia, tháo gỡ những rào cản để hoạt động thương mại song phương, đa phương được phát triển. Đồng thờii, tạo điều kiện để hãng hàng không mở thêm nhiều đường bay kết nối Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Á-Âu. Từ đó thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương, các quốc gia.

“Nhà nước cần có các hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các sàn thương mại điện tử của các nước để tìm kiếm khách hàng, tăng cường xuất khẩu hàng hoá, phân phối… Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí nhằm phát triển hoạt động vận tải bằng đường không cho các hàng hoá, thực phẩm, trái cây… sẽ góp phần tạo ra các bước phát triển mới cho thương mại song phương, đa phương”, ông Nguyễn Anh Tuấn đề xuất.

Trong khu vực Á-Âu (Eurasia) có 15 quốc gia Đông Âu, trong đó có 11 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (Ba Lan, Séc, Rumani, Bulgaria, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania và Croatia); và 4 quốc gia Đông Âu (Nga, Belarus, Ukraina, Moldova); 5 quốc gia khu vực Tây Balkan (Albania, Bắc Macedonia, Bosnia-Herzgovina, Serbia, Montenegro); và 8 quốc gia thuộc khu vực Trung Á gồm: Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Gruzia, Uzbekistan, Tajikistan, Turmenistan.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接