【tỷ số la galaxy】Cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước: Tập trung quyền sở hữu phải gắn với trách nhiệm
Cụ thể là việc xây dựng “big data”,ơchếgiámsátdoanhnghiệpnhànướcTậptrungquyềnsởhữuphảigắnvớitráchnhiệtỷ số la galaxy hệ thống hạ tầng công nghệ, áp dụng công cụ giám sát hiện đại, tập trung quyền sở hữu gắn với tập trung trách nhiệm và có cơ chế giám sát của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN (UBQLVNN), cơ quan chủ sở hữu…
Xây dựng “big data” để quản lý DNNN
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), số liệu từ 2011 - 2016 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN giảm dần. Nhiều vụ việc thua lỗ lớn xảy ra. Trong khi đó, mặc dù hệ thống pháp luật đã tương đối đầy đủ nhưng quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, dẫn đến việc giám sát kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số cơ quan chủ sở hữu quản lý hàng trăm ngàn tỷ đồng nhưng chưa rõ cơ chế đánh giá và công khai hiệu quả, trách nhiệm quản lý vốn nhà nước.
Thực trạng này cho thấy, yêu cầu đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu là cấp thiết, đi cùng với việc xây dựng cơ chế hoạt động của UBQLVNN. Theo ông Phạm Đức Trung - Trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM), yếu tố quan trọng đầu tiên là phải xây dựng “big data”, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu. Có dữ liệu thông tin sẽ giúp cho quyết định quản lý của UBQLVNN và các cơ quan chủ sở hữu chính xác hơn, nhanh và hiệu quả hơn.
Theo đó, cần xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về toàn bộ DN có vốn nhà nước trên cơ sở kết nối với cơ sở dữ liệu của từng cơ quan chủ sở hữu và ủy ban. Đây là dữ liệu về DN trực thuộc với tất cả các thông tin đa dạng, cần thiết cho quản lý và hệ thống hạ tầng công nghệ liên quan, áp dụng công cụ thuật toán, phân tích dữ liệu, kể cả áp dụng trí tuệ nhân tạo cho công tác dự báo và ra quyết định.
Hệ thống sẽ tự động đánh giá và đối chiếu với kế hoạch các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, nguồn vốn, nhiệm vụ xã hội, tiến độ các dự án… trên cùng một cơ sở dữ liệu thu thập từ DN. Từ các kết quả này có thể thực hiện chế độ thưởng, phạt với từng DN, từng người quản lý do UBQLVNN, cơ quan chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc ủy quyền. Phần mềm cũng tự động cảnh báo để ủy ban chỉ đạo rà soát, báo cáo đầy đủ và kịp thời với Thủ tướng, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.
“Cần áp dụng triệt để các giải pháp công nghệ để sản xuất, quản trị thông minh hơn. Các quyết định dựa trên phân tích dữ liệu lớn thì độ chính xác cao hơn, nhanh hơn, loại trừ được các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chính sách. Ngày nay, trên thị trường chứng khoán nhiều nơi cũng đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để ra quyết định. Tại sao chúng ta không thể áp dụng?”, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nhận định. Theo ông Cung, đây là thay đổi căn bản, giúp cho việc giám sát được liên tục trong suốt quá trình hoạt động và chủ động thay vì giám sát thụ động, giám sát sau như lâu nay.
Làm rõ cơ chế giám sát của ủy ban, cơ quan chủ sở hữu
Để vận hành hệ thống quản lý mới, TS. Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh việc lựa chọn nhân sự cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, cho UBQLVNN cũng phải khác biệt, bởi dù đây là một cơ quan trong bộ máy nhà nước nhưng sẽ không thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà chỉ thực hiện vai trò chủ sở hữu. Do đó, việc lựa chọn cán bộ phải theo yêu cầu thị trường chứ không áp dụng quy tắc quản lý nhà nước. Đây phải là những nhà đầu tư có kỹ năng, biết phân tích tài chính, phân tích đầu tư, đánh giá rủi ro, dự báo thị trường. Với những người này, cơ chế đánh giá phải theo hiệu quả, theo số tiền làm ra và mức đãi ngộ cũng phải tương xứng, cạnh tranh được với khu vực tư nhân.
Đi cùng với hệ thống quản lý hiện đại, CIEM cũng kiến nghị tập trung quyền sở hữu phải gắn với tập trung trách nhiệm, đảm bảo nguyên tắc tập trung thẩm quyền và trách nhiệm giám sát theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN. UBQLVNN, cơ quan chủ sở hữu có thể mời, hoặc tham khảo ý kiến của bộ liên quan nhưng phải chịu trách nhiệm toàn diện và cuối cùng về việc quản lý, giám sát, làm rõ cơ chế xử lý trách nhiệm trong việc phê duyệt các dự án, phương án kém hiệu quả.
Cuối cùng, một kiến nghị nữa của CIEM là phải làm rõ cơ chế giám sát đối với UBQLVNN, cơ quan chủ sở hữu. Theo CIEM, Bộ Tài chính có thể chủ trì giúp Chính phủ tổ chức giám sát việc thực hiện các quyền và trách nhiệm của ủy ban và cơ quan đại diện chủ sở hữu. Chính phủ cần giao chỉ tiêu hàng năm và trung hạn để làm căn cứ giám sát, đánh giá về hiệu quả, mức độ hoàn thành kế hoạch, tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định đã đưa ra… Đồng thời, công khai thông tin về hoạt động của ủy ban và các cơ quan chủ sở hữu.
Hoàng Yến