Các lĩnh vực được bình chọn gồm: cơ chế chính sách; khoa học xã hội; khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng; tôn vinh nhà khoa học. Đây là năm thứ 17 hoạt động này được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của hơn 40 phóng viên chuyên theo dõi lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Năm 2022,ựkiệnkhoahọcvàcôngnghệnổibậtnăkết quả derby county sau hơn 2 năm bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, kinh tế - xã hội Việt Nam đã bước đầu thích nghi và dần hồi phục. Các hoạt động về nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo cũng sôi động và có nhiều kết quả tích cực; đóng góp chung và sự tạo đà hội phục và tăng trưởng về mọi mặt của đất nước.
Lĩnh vực cơ chế chính sách
1. Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
Ngày 11/05/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ riêng với ngành khoa học và công nghệ mà còn với toàn thể hệ thống chính trị bởi vai trò của KH,CN&ĐMST trong 10 năm tới là đột phá chiến lược, có ý nghĩa quyết định tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các nội dung của Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở khoa học, có căn cứ thực tiễn và đồng bộ với những nội dung có liên quan trong các văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành về định hướng phát triển kinh tế, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030.
2. Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Trong bối cảnh khoa học, công, nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa, các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đã không còn phù hợp vì vậy cần phải điều chỉnh, sửa đổi bổ sung. Tại phiên họp ngày 16/6/2022 kỳ họp thứ 3 của Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là dự án luật khó, nội dung chuyên môn sâu, đòi hỏi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thực tiễn áp dụng và sự am hiểu về cam kết quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ; đảm bảo sau khi ban hành đưa Luật tiệm cận thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân, của doanh nghiệp.
Triển khai thí điểm bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương
Theo Học viện Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, bộ chỉ số cần có những thước đo phản ánh chính sách, nhân lực... phù hợp với từng địa phương. Việc triển khai thí điểm xây dựng bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) là nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ KH&CN. Thời gian qua, Học viện KHCN&ĐMST đã phối hợp các đơn vị thuộc Bộ KH&CN xây dựng khung chỉ số và nội dung hướng dẫn địa phương thực hiện thu thập dữ liệu phục vụ triển khai thí điểm đánh giá bộ chỉ số này. Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ KH&CN thực hiện và triển khai thí điểm với 20 địa phương, từ đó rút kinh nghiệm cũng như hoàn thiện phương pháp, cách thức triển khai, đánh giá tác động của bộ chỉ số với các địa phương.
Khung bộ chỉ số PII gồm 51 chỉ số, trong đó có 15 chỉ số sẽ lấy dữ liệu từ các địa phương; 36 chỉ số lấy dữ liệu từ các bộ ngành và các tổ chức khác ở trung ương. Các sở KH&CN là đầu mối thu thập, tổng hợp dữ liệu của địa phương. Chỉ số PII do địa phương cung cấp gồm các chỉ số về thể chế; giáo dục; cơ sở hạ tầng; tín dụng; liên kết ĐMST; doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động của ĐMST đến phát triển kinh tế - xã hội.