【xem bóng đá 88】Cải cách chính sách tài khóa: Cần cơ cấu lại chi tiêu công

tien

Những năm gần đây,ảicáchchínhsáchtàikhóaCầncơcấulạichitiêucôxem bóng đá 88 việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình hội nhập đã ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách.

GS.TS Nguyễn Thị Cành nhấn mạnh rằng, muốn cải cách chính sách tài khóa, phải cơ cấu lại một bước chi tiêu công.

* PV: Là người có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, bà nhận định như thế nào về yêu cầu phải cải cách chính sách tài khóa, nhất là trong bối cảnh hiện nay?

- GS.TS Nguyễn Thị Cành:Cải cách chính sách tài khóa, cải cách ngân sách nhà nước (NSNN) luôn được thực hiện ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ngay từ những năm 1970 và 1980 ở các nước phát triển đã bắt đầu thực hiện cải cách về quản lý tài chính công nhằm cắt giảm chi tiêu công, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ công.

Chính sách tài khóa được thực hiện tốt, nghĩa là thu - chi ngân sách được cân đối phù hợp với quy mô nền kinh tế. Nhắc đến chi phải nhìn lại một chút về chính sách thu ngân sách. Những năm gần đây, việc cắt giảm thuế quan do hội nhập đã ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách. Do đó, cùng với việc mở rộng cơ sở thu, tăng thu nội địa, thì cần thiết phải cơ cấu lại chi tiêu công.

Ba Canh
GS.TS Nguyễn Thị Cành

Chi tiêu công của Việt Nam tập trung vào 5 mục chính, gồm: chi đầu tư phát triển; chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi trả nợ và dự phòng, tuy nhiên, chủ yếu là chi cho đầu tư và chi thường xuyên. Do đó, giải bài toán chi ngân sách sao cho tiết kiệm, hiệu quả tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực này.

* PV: Được biết, bà có những công trình nghiên cứu khá công phu với những giả định đánh giá tác động từ hiệu quả chi đầu tư công cho cơ sở hạ tầng, chi cho giáo dục, khoa học công nghệ… góp phần tăng trưởng kinh tế, bà có thể chia sẻ thêm về điều này?

- GS.TS Nguyễn Thị Cành:Kết quả phân tích của chúng tôi đã chỉ ra rằng, chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng giảm về tỷ trọng đã ảnh hưởng lớn tới phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng, giảm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

Cùng với đó, kết quả áp dụng các mô hình chúng tôi đặt ra qua nghiên cứu cho thấy, vai trò tích cực của đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng, hay chi cho giáo dục; khoa học công nghệ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng về số lượng mà còn tạo tiền đề nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do đó, cần tăng nguồn vốn đầu tư với tỷ lệ chi ổn định cho cơ sở hạ tầng tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Muốn đầu tư có hiệu quả, cần tăng cường thẩm định và quản lý các dự án, đầu tư có lựa chọn, theo thứ tự ưu tiên chứ không phải trải mành mành như hiện nay.

Về đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ, thực tế đã chứng minh, đầu tư vào các lĩnh vực này chính là nền tảng và động lực cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chất lượng tăng trưởng. Chính vì vậy, tôi cho rằng, đây vẫn là những lĩnh vực cần tiếp tục ưu tiên trong cơ cấu chi nói chung.

* PV: Muốn giảm chi tiêu công là điều không dễ dàng, bởi nó liên quan đến câu chuyện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Về phía Bộ Tài chính, thời gian qua Bộ đã yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện nghiêm việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường kỷ luật ngân sách. Theo bà, làm thế nào để giảm chi thường xuyên, từ đó có thêm nguồn lực cho chi đầu tư phát triển?

- GS.TS Nguyễn Thị Cành:Để làm được điều đó, tôi cho rằng vẫn phải đặt vấn đề từ ý thức tuân thủ kỷ luật tài khóa, tuyệt đối không để xảy tình trạng phá vỡ các kế hoạch ngân sách đã phê duyệt.

Hiện nay, chi thường xuyên đã được cơ cấu lại, giảm so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn chiếm khá lớn trong tổng chi ngân sách. Do đó, chi hành chính cho bộ máy khá cồng kềnh hiện nay cần phải giảm thông qua việc tinh giản biên chế, chuyển các đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ về tài chính, giảm gánh nặng chi sự nghiệp từ nguồn vốn ngân sách. Đây được coi là vấn đề cốt lõi để giải bài toán giảm chi thường xuyên.

Cùng với đó, dự toán ngân sách các cấp phải gắn với kết quả thực hiện mục tiêu, tức là kết quả đầu ra. Các nước phát triển thường áp dụng các phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và đây là một trong những biện pháp để thực hiện chi tiêu công có kiểm soát, tiết kiệm và hiệu quả.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Minh Anh (thực hiện)

Cúp C2
上一篇:NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
下一篇:Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm