当前位置:首页 > La liga

【soi keo m88】Tài trợ thương mại

tai tro thuong mai chia khoa giup cac nuoc ngheo o chau a

Các nước nghèo ở khu vực châu Á đang rất cần tài trợ thương mại để phát triển

Tuy nhiên,àitrợthươngmạsoi keo m88 nguồn lực này đã bị giảm mạnh và kéo dài nhiều năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, kéo theo quan ngại về việc tiếp cận nguồn lực này ở khu vực nghèo hơn của châu Á.

Thực tế, mở rộng tiếp cận tài trợ thương mại và làm cho nó toàn diện hơn vẫn là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Xuất khẩu và nhập khẩu của châu Á gần như tăng gấp 4 lần về giá trị kể từ năm 2000, và thương mại nội vùng (chiếm khoảng 55% tổng thương mại của khu vực) đang phát triển rất nhanh. Tuy vậy, các ngân hàng quốc tế tiếp tục né tránh một số nước đang phát triển ở châu Á. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các khoản thâm hụt tài chính thương mại trong khu vực lên tới 425 tỷ USD.

Do đó, các chương trình tài trợ thương mại của các ngân hàng phát triển đa phương hiện nay cần phải được tập trung vào các nền kinh tế nghèo hơn của khu vực như Campuchia và Myanmar. Đặc biệt, cần sự quan tâm hơn tới các ngân hàng nhỏ với mạng lưới ngân hàng bị hạn chế cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Việc nâng cao tính thanh khoản về hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp này có thể sẽ là một cú hích mạnh mẽ để họ phát triển toàn diện hơn, nhất là khi khu vực này chiếm tới 60% việc làm ở châu Á.

Bên cạnh đó, các chương trình tài trợ thương mại của ADB và các ngân hàng phát triển khác cần phải chứng minh với cộng đồng ngân hàng về những lợi ích và độ rủi ro thấp của hoạt động tài trợ thương mại. Báo cáo về "Rủi ro tài chính toàn cầu" của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế năm 2013 cho thấy tỷ lệ nợ trung bình trong các hoạt động tài trợ thương mại cực thấp, chỉ chiếm 0,02% trên tổng số giao dịch ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một đánh giá gần đây của chương trình tài trợ thương mại thuộc ADB cho thấy tỷ lệ nợ hầu như không có. Nguyên nhân là do các hoạt động tài trợ thương mại được thực hiện theo một khung chuẩn, đó là có tài sản thế chấp và thường là chỉ có kỳ hạn ngắn.

Đó là chưa kể nhiều doanh nghiệp, mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết họ thiếu các thông tin về các dịch vụ tài trợ thương mại. Vì vậy, các ngân hàng phát triển cần nâng cao nhận thức về tài chính thương mại cũng như hiểu rõ sự chênh lệch về nhu cầu cũng như cách tiếp cận giữa các khu vực để đưa ra mức tài trợ hợp lý, mở ra cơ hội mạnh mẽ để giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp hòa nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Rõ ràng, sự ổn định dần trở lại của nền kinh tế toàn cầu là một cơ hội để các Chính phủ và đối tác phát triển của họ dành nguồn lực xây dựng mạng lưới tài trợ thương mại an toàn, sẵn sàng đối mặt với cuộc suy thoái tiếp theo.

分享到: