【bình dương vs hải phòng】Vén màn bí mật

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:59:35

ven man bi mat

Phía sau sự bình lặng là tình trạng nhức nhối về buôn lậu hàng miễn thuế ở KKT-TM Lao Bảo

Vừa đẻ,énmànbímậbình dương vs hải phòng vừa… mua rượu!

Sự việc tưởng như chỉ có trong truyện viễn tưởng nhưng lại là sự thật về một trường hợp có tên trong danh sách mua hàng tại một siêu thị ở KKT-TM Lao Bảo. Đó là trường hợp chị M. Từ ngày 21-7-2012 chị M. làm thủ tục nhập viện để sinh nở (tại TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) và ở lại đây cho đến khi sinh nở xong. Đến ngày 26-7-2012 chị M. mới làm thủ tục ra viện. Nhưng thật bất ngờ, trong 6 ngày nằm viện sinh con, chị M. vẫn có mấy hóa đơn mua rượu, mua đường tại siêu thị miễn thuế ở KKT-TM Lao Bảo cách TP.Huế hơn trăm km. Liệu có sản phụ nào vừa sinh xong lại lặn lội cả trăm km để mua hàng rồi lại ngược về bệnh viện chăm con?

Trường hợp khác là ông N. - làm nghề sửa mô tơ. Theo ông N. thu nhập hàng ngày của ông chỉ trên dưới 100 nghìn đồng, khéo thu vén cũng đủ chi tiêu cho gia đình 4 miệng ăn. Vì vậy mà khi nghe trinh sát Hải quan cho biết chỉ từ tháng 1-2012 đến 30-9-2012 ông đã đứng tên trong nhiều hóa đơn mua rượu với số tiền lên đến 1,4 tỉ đồng, ông N. gần như muốn ngất xỉu.

Hay trường hợp của Anh H. - một nông dân chính hiệu, sinh sống tại một xã biên giới giáp Lào. Anh H. cho biết, thu nhập chính của gia đình đều trông chờ vào việc trồng và thu hoạch chuối mang ra chợ bán. “Hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt khó khăn như vậy, nên để có tiền cho con đi học còn khó làm gì tôi có đến hàng trăm triệu mà mua hàng miễn thuế”- anh H. trần tình.

Trường hợp một cụ bà ở xã Tân Liên ngoài 70 tuổi đứng tên mua đến 3 tỉ đồng tiền rượu cũng gây tò mò và thôi thúc các trinh sát Hải quan đi tìm sự thật. Và sự thật họ tìm được cũng lại mang một sự ngạc nhiên lớn không kém. Đó là cụ bà đang ở tình trạng rất hiểm nghèo bởi căn bệnh ung thư giai đoạn cuối và nằm liệt giường, mọi ăn uống, sinh hoạt đều trông cậy vào con cháu, thì làm sao cụ có thể đi đến siêu thị để mua đến mấy tỉ đồng tiền rượu?

Các trường hợp nêu trên có lẽ còn chưa bi hài bằng việc cụ M. ở xóm Xuân Phước (thị trấn Lao Bảo). Theo chứng từ các siêu thị cung cấp trong những tháng đầu năm 2012, cụ bà này đã mua 2 tỉ đồng tiền rượu ngoại. Tuy nhiên, khi các trinh sát đến nơi mới hay, cụ bà đã mất từ tháng 7-2011.

ven man bi mat

Căn nhà của cụ M. trong KKT-TM Lao Bảo. Cụ đã mất tháng 7-2011. Căn nhà này đang là trụ sở của một DN. Ảnh: N.Q

Chiêu gom hàng

Theo lãnh đạo Cục ĐTCBL, thực chất hàng hóa nêu trên đã được các đầu nậu sử dụng chứng minh nhân dân của người dân trong KKT-TM Lao Bảo để mua gom hàng đưa về nội địa tiêu thụ trốn thuế.

Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2), Cục ĐTCBL Đào Xuân Thành cho biết, theo quy định thì cư dân thuộc thuộc KKT-TM Lao Bảo được phép mua hàng hóa ở đây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà không phải chịu thuế. Lợi dụng chính sách này, các đầu nậu đã sử dụng tên tuổi, số chứng minh nhân dân, địa chỉ của người dân trong KKT-TM Lao Bảo để viết hóa đơn mua hàng với số lượng lớn.

Theo lãnh đạo Cục ĐTCBL, trước tình hình tiêu thụ rượu ngoại, đường kính tại KKT-TM Lao Bảo diễn ra bất thường, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục ĐTCBL triển khai lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, điều tra, xác minh làm rõ tình trạng trên. Sau hơn 1 tháng lăn lộn tại KKT-TM Lao Bảo, lực lượng trinh sát của Cục ĐTCBL đã xác định được có tổng số khoảng 130 đến 140 cá nhân mua hàng, trong đó tập trung vào khoảng 50 đến 60 cá nhân thường xuyên mua và mua với số lượng lớn. Tuy nhiên, sau nhiều ngày điều tra từng trường hợp cụ thể, có 66 người xác nhận không mua hàng (trong khi họ có tên trên hóa đơn mua hàng tại các siêu thị với tổng số tiền tương đương 15,2 tỉ đồng tiền rượu và 11,6 tỉ đồng tiền đường) hoặc có trường hợp mua số lượng ít hơn trong hóa đơn GTGT đã ghi tại siêu thị.

Chỉ có 53 người xác nhận mua hàng với giá trị khoảng 5,47 tỉ đồng tiền rượu và 28,66 tỉ đồng tiền đường. Tuy nhiên, hầu hết những người này không nắm rõ được hàng đã mua là mặt hàng gì, số lượng cụ thể là bao nhiêu và đã được đưa đi đâu, vì thực chất họ không hề mua về để sử dụng.

Ông Đào Xuân Thành cho biết thêm, trong quá trình điều tra có nhiều trường hợp cư dân đứng tên trên hóa đơn mua bán hàng hóa là người thân hoặc có họ hàng với đầu nậu (núp bóng DN), được nhờ vả hoặc thông đồng với đầu nậu để xác nhận đã mua hàng với số lượng lớn.

Nhóm PV

顶: 26252踩: 781