您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bong da ket qua c1】Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO Lê Đình Bá: Cải cách trong WTO sẽ tác động mạnh tới Việt Nam 正文
时间:2025-01-11 14:15:43 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
WTO ghi nhận đóng góp của Việt Nam cho hệ thống thương mại đa phương WTO dự báo thuế thương mại điện bong da ket qua c1
WTO ghi nhận đóng góp của Việt Nam cho hệ thống thương mại đa phương WTO dự báo thuế thương mại điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2026 WTO dự báo kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới |
Tham luận tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu tại Italia,óTrưởngpháiđoànViệtNamtạiWTOLêĐìnhBáCảicáchtrongWTOsẽtácđộngmạnhtớiViệbong da ket qua c1 Tham tán công sứ, Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO Lê Đình Bá đã chia sẻ về xu hướng cải cách trong WTO, các thách thức đối với hệ thống thương mại đa phương và tác động tới Việt Nam.
Cụ thể, theo chia sẻ của ông Lê Đình Bá, các nước cần phải quan tâm tới cải cách trong WTO. Bởi hiện nay, WTO vẫn là nền tảng, là một hệ thống khuôn khổ hoàn chỉnh cho thương mại quốc tế trong mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ. Các hiệp định của WTO đặt ra các điều khoản, quy định "mẫu mực" cho mọi phương diện của hoạt động thương mại quốc tế. Các FTA căn bản là WTO Cộng (+), tức là bao gồm các điều khoản của WTO làm nền, sau đó có các cam kết bổ sung, cao hơn trong WTO.
Tham tán công sứ, Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO Lê Đình Bá chia sẻ những xu hướng cải cách trong WTO và những tác động đến Việt Nam |
Không những vậy, khoảng 3/4 thương mại thế giới vẫn trên cơ sở thuế quan MFN của WTO, thay vì vận dụng FTA vì nhiều lý do, trong đó có trường hợp do thuế MFN đã về 0% nhưng cũng có trường hợp do tính phức tạp, khó khăn của việc chứng minh đáp ứng quy tắc xuất xứ theo các FTA, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với Việt Nam, việc tận dụng FTA có phần khả quan hơn so với bình quân thế giới, vào khoảng 34% , do chúng ta có một số FTA rất hiệu quả; nhưng cũng suy ra tới hơn 60% thương mại của Việt Nam vận dụng thuế quan MFN của WTO. Bởi vậy, tuyên bố của ông Trump rằng Mỹ sẽ nâng thuế MFN lên 10% đối với nhập khẩu từ tất cả các nước, trong đó có Việt Nam; 60% đối với Trung Quốc, nếu trở thành hiện thực trong tương lai thì một mặt là sự vi phạm quy định của WTO, nhưng mặt khác dự kiến sẽ tác động nghiêm trọng tới thương mại, làm hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang thị trường này đắt lên khoảng 10%, kém cạnh tranh hơn trước.
Phân tích về những lý do mà WTO cần cải cách, ông Lê Đình Bá cho rằng, WTO bị cho là "trì trệ" trong việc thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới. Khi thế giới đứng trước những thách thức mới, chẳng hạn như chuyển đổi "xanh", chuyển đổi số, những bài học từ đại dịch Covid-19, từ xung đột Nga-Ukraine về vấn đề đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng trong tình huống khẩn cấp, sự trỗi dậy của Trung Quốc "phá toạc" chiếc áo "Thành viên đang phát triển" trong WTO (được hưởng đối xử đặc biệt và khác biệt - S&DT) và đồng thời đặt ra vấn đề An ninh kinh tế (sự lệ thuộc chuỗi cung ứng đối với một số mặt hàng có tính chiến lược) cho nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển.
Trong khi đó, WTO dành rất nhiều thời gian, nguồn lực để đàm phán, thảo luận nhưng thời điểm WTO đạt được một kết quả lớn, có ý nghĩa với thương mại gần nhất là Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại vào năm 2013, tức là đã cách đây 11 năm. Bởi vậy, việc WTO đạt được một thỏa thuận bán phần là Hiệp định Trợ cấp thủy sản tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 tại Geneva tháng 6/2022, đồng thời với Hội nghị Tham tán châu Âu của chúng ta lần trước, có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng tỏ WTO vẫn có khả năng đem lại kết quả đàm phán! Tuy nhiên, WTO còn nhiều tồn tại, cần được giải quyết, chẳng hạn như sự tê liệt của cơ chế phúc thẩm giải quyết tranh chấp, việc chưa có khuôn khổ về trợ cấp công nghiệp.
Những cải cách của WTO và tác động đến Việt Nam
Từ những phân tích trên, ông Lê Đình Bá cho rằng, cải cách trong WTO sẽ có những tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam. Trước hết,đưa Cơ chế giải quyết tranh chấp về trạng thái vận hành đầy đủ: Hiện tại, do sự phủ quyết của Mỹ mà Cơ quan phúc thẩm giải quyết tranh chấp của WTO (AB) không có thẩm phán để hoạt động, dẫn tới 24 vụ việc đã bị khiếu nại phúc thẩm để trở thành vô hiệu (appeal into the void) trong 3 năm trở lại đây, nói cách khác là một số Thành viên đã lợi dụng tình trạng này để vô hiệu hóa phán quyết giải quyết tranh chấp cấp Hội thẩm (Panel) có tính bất lợi cho mình.
Có thể hình dung trong tương lai, nếu Cơ chế giải quyết tranh chấp vẫn tê liệt, trong trường hợp Việt Nam có vụ việc được xử có lợi ở cấp Hội thẩm thì có khả năng sẽ bị đối tác khiếu nại phúc thẩm để phán quyết này trở thành vô hiệu, gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phủ quyết của Mỹ không phải là hoàn toàn vô lý, chẳng hạn như vấn đề Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay quá ì ạch, kéo dài qua nhiều năm mới xong được một vụ việc thì doanh nghiệp "không đợi được". Việt Nam ta cũng đang phối hợp tích cực với các Thành viên khác để thảo luận về việc cải cách cơ chế này.
Thứ hai,thúc đẩy chức năng Đàm phán của WTO. Như đã nêu, WTO cần đàm phán, thảo luận đưa ra khuôn khổ giải quyết các thách thức mới phát sinh. WTO đồng thời có một nguyên tắc quan trọng là Đồng thuận vẫn được duy trì (có thể Bỏ phiếu nhưng chưa Thành viên nào dám khởi xướng tới nay, kể cả Mỹ, EU …), tức là tất cả các Thành viên phải đồng ý để có một kết quả. Nguyên tắc này có thể bị lạm dụng bởi một hay một số Thành viên để ngăn chặn việc đàm phán chủ đề mới hay ngăn chặn đàm phán đạt kết quả. Thực trạng này đã diễn ra ở Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 vào tháng 2/2024 tại Abu Dhabi, UAE vừa qua. Cụ thể là việc Ấn Độ bị cho rằng đã lạm dụng nguyên tắc để ngăn chặn kết quả đàm phán về Trợ cấp thủy sản (Giai đoạn 2), việc tích hợp Hiệp định Thuận lợi hóa đầu tư cho Phát triển (IFD) vào WTO. Việc thảo luận về Thương mại và Chính sách (Trợ cấp) Công nghiệp, Thương mại và Môi trường cũng bị ngăn chặn, không được đưa vào Tuyên bố chung của các Bộ trưởng. Vậy việc Cải cách ở đây đã và đang diễn ra theo hướng nào?
Cũng theo ông Lê Đình Bá, từ Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 năm 2017, các Thành viên WTO đã tìm cách phá vỡ thế bế tắc bằng cách khởi xướng nhiều Sáng kiến nhiều bên về các chủ đề Quy định trong nước trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ, Thương mại điện tử, Thuận lợi hóa đầu tư cho Phát triển, Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME), Thương mại và Giới hay Trao quyền kinh tế cho Phụ nữ. Việt Nam ta đã chủ động, tích cực tham gia 2 sáng kiến sau, trong số này, trên cơ sở đánh giá lợi ích tham gia của ta tại thời điểm đó. Vì là hình thức Sáng kiến nhiều bên, các Thành viên không bị ràng buộc đồng thuận để khởi động đàm phán. Sau thời điểm đó, một số sáng kiến khác cũng đã được khởi động, bao gồm Thương mại và Môi trường bền vững (TESSD), Thương mại bền vững môi trường về các sản phẩm nhựa và chống ô nhiễm nhựa (DPP).
Tới thời điểm này, đàm phán trong một số Sáng kiến này đã đến thời điểm chín muồi, cụ thể là Bộ quy tắc về quy định trong nước trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ, Hiệp định Thương mại điện tử, Hiệp định Thuận lợi hóa đầu tư cho Phát triển. Nhiều Thành viên đang tập trung thảo luận, vận động việc tích hợp các kết quả này vào WTO. Để một số Thành viên "bảo thủ" không thể phủ quyết việc tích hợp kết quả đàm phán vào WTO, một số đề xuất quan trọng đã được đưa ra như Đồng thuận "có trách nhiệm", tức là Thành viên phủ quyết phải cân nhắc có trách nhiệm nếu đòi hỏi đồng thuận tuyệt đối; hoặc đặt ra các quy định ràng buộc nghĩa vụ nếu một Thành viên muốn phản đối đồng thuận, chẳng hạn nghĩa vụ giải thích, tham gia tranh luận và phân giải, chấp nhận các hình thức đối xử khác biệt hoặc từ bỏ quyền và nghĩa vụ như không tham gia, bảo lưu … Tóm lại, bất kể về hình thức bề ngoài, WTO có vẻ đứng "ngoài cuộc", nhưng thực chất diễn biến bên trong đang rất năng động và có thể có kết quả trong thời gian tới về mặt xây dựng khuôn khổ cho thương mại quốc tế trong tình hình mới.
Theo xu hướng này, một lĩnh vực quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam cũng đang "rục rịch" chuyển biến: Đàm phán nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản là một trong các thế mạnh của Việt Nam. Đàm phán nông nghiệp, trong đó có việc mở cửa thị trường, giới hạn hỗ trợ trong nước (của các nước giàu, gây bóp méo thị trường) … đã kéo dài hàng thập kỷ mà chưa đạt kết quả do một nhóm Thành viên đứng đầu là Ấn Độ, Indonesia thúc đẩy ưu tiên khác, cụ thể là về Dự trữ công cho mục đích An ninh lương thực. Áp lực lên các Thành viên này từ diễn biến liên quan đến nguyên tắc đồng thuận có thể sẽ khiến họ phải nhượng bộ việc đàm phán theo cả gói trong tương lai gần.
Ý nghĩa thực tiễn nhất của WTO đối với Việt Nam hiện nay
Trong khi cải cách WTO và hoạt động đàm phán tại WTO giành được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của các phương tiện truyền thông cũng như cộng đồng doanh nghiệp thì hoạt động thường kỳ của WTO chưa được quan tâm đầy đủ.
Hoạt động thường kỳ của WTO bao gồm:
Trước hết là việc giám sát thực hiện đầy đủ các cam kết của tất cả các Thành viên theo các hiệp định của WTO. Việc này được thực hiện thông qua các phiên họp định kỳ các hội đồng, ủy ban chuyên môn của WTO phụ trách cam kết theo các hiệp định cụ thể. Trong quá trình giám sát, các Thành viên có thể nêu ra quan ngại về các biện pháp của đối tác gây thiệt hại đến lợi ích xuất khẩu/nhập khẩu của mình, đồng thời vi phạm các nghĩa vụ căn bản của WTO như phân biệt đối xử, thiếu minh bạch, tùy tiện … Việc nêu quan ngại này diễn ra trước toàn thể các Thành viên WTO nên tạo ra áp lực buộc đối tác phải có giải thích cho bên nêu quan ngại và cân nhắc điều chỉnh biện pháp của mình. Đây là hình thức xử lý tranh chấp trước khi đưa ra xét xử theo cơ chế giải quyết tranh chấp, không tốn kém, trên tinh thần thiện chí, hiểu biết lẫn nhau và tuân thủ quy định của WTO nên đặc biệt hiệu quả đối với các vụ việc nhỏ, thuần túy kinh tế-thương mại, không động chạm đến chính trị. Thực tế là các vụ việc có lợi ích thương mại lớn hoặc có tính chính trị cũng sẽ kéo dài, tồn đọng nếu chỉ bị nêu quan ngại và chỉ có thể được phân xử tại cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Trên phương diện này, Phái đoàn Việt Nam tại WTO đã phối hợp chặt chẽ với Nhà để nêu quan ngại của ta với các đối tác, đơn cử như vụ việc mặt hàng giày dép của công ty Bitis bị hải quan của Ukraine định giá hải quan có tính chất phân biệt đối xử và vi phạm quy định liên quan của WTO vào năm 2021. Thông qua việc tạo sức ép ở kênh đa phương này và kênh song phương, phía Ukraine đã phải xem xét lại và xử lý ổn thỏa vụ việc.
Song song với đó, hiện nay Phái đoàn Việt Nam tại WTO thường xuyên theo dõi các vụ việc quan ngại khác được nêu lên tại WTO có liên quan đến lợi ích thương mại của Việt Nam, từ đó tổng hợp, báo cáo về Nhà thông tin lập luận của các bên về tính phù hợp với quy định của WTO. Trên cơ sở đó, Nhà có thể tham vấn, trao đổi qua kênh song phương với đối tác một cách thuyết phục, có "trọng lượng" hơn vì ta luôn có thể sẵn sàng phối hợp với các Thành viên WTO khác có cùng quan ngại ở kênh đa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của Phái đoàn, Việt Nam ta có thể tận dụng nhiều hơn nữa kênh đa phương ở WTO. Cụ thể, Nhà có thể xem xét khả năng đưa các vụ việc song phương ra kênh đa phương thông qua Phái đoàn để tạo áp lực buộc đối tác phải xử lý. Hiện tại, Phái đoàn chưa nhận được nhiều đề nghị như vậy.
Thứ hai là việc rà soát chính sách thương mại, là nghĩa vụ định kỳ của các Thành viên WTO. Ý nghĩa của việc rà soát chính sách này là "vẽ ra một bức tranh toàn cảnh" về toàn bộ xu hướng, các động thái hoạch định chính sách quan trọng và liên quan đến thương mại của một Thành viên WTO cụ thể, chẳng hạn như việc rà soát chính sách thương mại của Trung Quốc trong tuần này (17 và 19/7/2024). Mỗi cuộc rà soát chính sách thương mại sẽ có 2 báo cáo đồ sộ từ phía Ban Thư ký WTO và từ phía chính Thành viên rà soát. Các Thành viên khác sẽ có cơ hội chất vấn, làm rõ các biện pháp cụ thể của Thành viên rà soát mà mình quan tâm, buộc đối tác phải trả lời, đồng thời cũng có thể nêu quan ngại nếu cần thiết, được ghi nhận bằng văn bản lưu trữ dài hạn; qua đó cũng có thể tạo áp lực buộc đối tác phải xử lý quan ngại.
Thứ balà trong tình hình chức năng đàm phán của WTO còn "chậm chạp" trong việc thiết lập khuôn khổ cho các vấn đề mới như môi trường, đầu tư, thương mại điện tử, các Thành viên WTO lớn và vừa đã liên tục đưa ra các biện pháp có tác động lớn đến thương mại vì các mục tiêu như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách công nghiệp và lạm dụng các "khoảng trống" trong quy định của WTO. WTO là diễn đàn duy nhất mà các Thành viên nhỏ hơn như Việt Nam có thể tập hợp lực lượng cùng các Thành viên khác để nêu quan ngại chung, buộc Thành viên lớn đó phải xem xét lại. Phái đoàn cho rằng đây cũng là một phương diện mà ta có thể phát huy lợi thế của kênh đa phương này nhiều hơn trong thời gian tới.
Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng2025-01-11 13:58
Quản lý thị trường, Công an tấn công các đường dây buôn lậu2025-01-11 13:50
Vui khi bệnh nhân cười2025-01-11 13:14
Chính thức thực thi các quy định mới về điều kiện vay nước ngoài2025-01-11 12:58
Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà2025-01-11 12:33
Cảnh sát biển liên tiếp bắt giữ tàu vận chuyển xăng, dầu bất hợp pháp2025-01-11 12:09
Tuần hành phản đối xung đột Israel2025-01-11 11:56
Ông Putin ra lệnh triển khai máy bay mang vũ khí siêu thanh tuần tra ở Biển Đen2025-01-11 11:52
Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn2025-01-11 11:49
San sẻ và tiếp sức2025-01-11 11:49
Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 20242025-01-11 13:42
Nong van động mạch phổi cho trẻ 5 ngày tuổi2025-01-11 13:41
Xử phạt 18 triệu đồng vì đăng tải thông tin không đúng sự thật2025-01-11 13:23
Lính Israel sắp tiến vào Dải Gaza, Mỹ cho Tel Aviv thuê lại hệ thống Vòm sắt 2025-01-11 13:16
Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa2025-01-11 12:58
Israel lập đội tình báo săn lùng biệt kích Hamas2025-01-11 12:47
Lào Cai: Phát hiện hơn 1,3 tấn bánh không rõ nguồn gốc2025-01-11 12:33
Đồng Tháp: Phát hiện trên 500 vụ vận chuyển thuốc lá lậu2025-01-11 12:12
Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam2025-01-11 12:12
0h ngày 23/4 sẽ áp dụng những quyết sách mới về phòng chống dịch COVID2025-01-11 12:03