游客发表
发帖时间:2025-01-26 07:14:29
Xuất siêu kỷ lục
TheấtkhẩunămMùaquảngọket qua bong da . neto Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2019 được Quốc hội thông qua ngày 8/11, Quốc hội giao Chính phủ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP năm 2019 là 6,6-6,8%; lạm phát khoảng 4%; tổng kim ngạch XK tăng 7- 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch XK dưới 3%... Nghị quyết của Quốc hội đề nghị hoàn thiện các điều kiện cần thiết và xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đẩy mạnh vận động sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). |
Tính chung 11 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017. Con số xuất siêu trong 11 tháng được ghi nhận ở mức 6,8 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo: Tổng kim ngạch XNK năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD. Trong đó, XK đạt 239-240 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017.
Đánh giá tổng thể “bức tranh” XK của Việt Nam cả năm 2018, điểm đáng chú ý không chỉ là việc Việt Nam hầu như liên tục xuất siêu trong tất cả các tháng của năm mà quan trọng, có nhiều thời điểm, mức xuất siêu của Việt Nam đạt con số kỷ lục, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Điển hình như con số xuất siêu 5,39 tỷ USD hay 6,8 tỷ USD của 9 tháng và 11 tháng.
Nhìn nhận về “trái ngọt” đạt được trong XK hàng hóa của Việt Nam, chuyên gia Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: Mức xuất siêu đạt được trong năm 2016, 2017 đã là kỷ lục với Việt Nam. Năm nay, kết quả xuất siêu đạt được trong các tháng có thể nói là kỷ lục nối tiếp. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ lên cao, thương mai trên thế giới của nhiều nước suy giảm, mức tăng trưởng XK mà Việt Nam đạt được rất đáng khích lệ. Điều này góp phần tạo thuận lợi tốt cho nền kinh tế, dự trữ ngoại hối tăng, tỷ giá ổn định hơn. Xuất siêu là một trong những chỉ tiêu cân đối kinh tế vĩ mô tốt.
Sự bứt phá của doanh nghiệp nội
Xét sâu về cơ cấu mặt hàng XK cũng như thị trường, năm nay không có những đổi thay đột phá so với các năm gần đây. Cụ thể, những cái tên “đình đám” góp mặt vào “bức tranh” XK trong 11 tháng năm 2018 vẫn là: Điện thoại và linh kiện; dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép... Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng trưởng XK khá như: Thủy sản đạt 8 tỷ USD, tăng 6,1%; rau quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng 11,6%; gạo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 16,8% (lượng tăng 4,8%).
Về thị trường hàng hóa XK 11 tháng, Hoa Kỳ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,7 tỷ USD; tiếp đến XK sang Trung Quốc đạt 38,1 tỷ USD, tăng 23,2%. Thị trường ASEAN xếp ở vị trí thứ ba, đạt 22,7 tỷ USD, tăng 14%. Theo sau đó là Nhật Bản đạt 17,1 tỷ USD, tăng 11,5% và Hàn Quốc đạt 16,9 tỷ USD, tăng 24,7%...
Một số chuyên gia phân tích: Trong bối cảnh khó khăn, XK sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc… vẫn tăng mạnh là điều rất đáng mừng. Điều này thể hiện, Việt Nam vẫn tiếp cận được các thị trường đó. Ngoài ra, các nhóm mặt hàng XK cũng tăng khá mạnh, tiêu biểu như điện thoại, máy móc, thiết bị phụ tùng, gạo, rau quả… Hầu như, các mặt hàng XK quan trọng đều tăng. Rõ ràng, hàng hóa Việt Nam phải có năng lực cạnh tranh tốt mới có thể vượt qua những rào cản, nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ để đạt được kết quả khả quan.
Bên cạnh các yếu tố nêu trên, một trong những điểm rất đáng chú ý trong XK hàng hóa năm 2018 là sự vươn lên bứt phá mạnh mẽ của khối DN nội địa. Bằng chứng là, trong 11 tháng năm 2018, DN nội địa góp vào tổng kim ngạch XK cả nước 63,24 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) góp vào con số đạt 160,39 tỷ USD (chiếm 71,7% tổng kim ngạch XK), chỉ tăng 13,4%. Bộ Công Thương nêu rõ: Nếu như những năm trước đây, XK của khối DN FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với khối DN trong nước thì thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của khối trong nước đã duy trì cao hơn khối FDI.
Trên thực tế, xu hướng này đã bắt đầu nhen nhóm khá rõ vào đầu năm 2018. Thời điểm giữa năm 2018, khi trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, không ít chuyên gia bày tỏ sự vui mừng nhưng khá dè dặt với xu hướng đó, nghi ngờ sự thiếu vững bền. Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong suốt cả năm, Việt Nam đã bắt đầu có cơ sở hơn để tin tưởng vào sự lớn mạnh, phát triển dần dần của khối DN nội địa bên cạnh những “người khổng lồ” FDI.
Cẩn trọng trong bối cảnh mới
Khép lại năm 2018 nhiều “trái ngọt”, năm 2019 được dự báo sẽ là một năm không ít cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với XK hàng hóa của Việt Nam. Bởi lẽ, bên cạnh sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, điển hình như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thì Việt Nam cũng tiếp tục phải đối mặt với những bất ổn trong thương mại thế giới, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, với việc chuẩn bị thực hiện CPTPP và chờ phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Việt Nam được đánh giá có thể cải thiện đáng kể tiếp cận thị trường XK, qua đó tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính CPTPP có thể giúp GDP và XK của Việt Nam tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tuy nhiên, mức tăng thực tế có thể cao hơn nếu Việt Nam có những cải cách thể chế kinh tế thực chất và thu hút được những dự án đầu tư có chất lượng. Bên cạnh đó, những hàng rào kỹ thuật mang hơi hướng bảo hộ ở các thị trường phát triển cũng đòi hỏi DN Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng và đổi mới khoa học công nghệ.
Còn Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: “Thời gian tới, Việt Nam cần chủ động có biện pháp thích ứng với những tác động đa chiều của cọ sát thương mại Mỹ - Trung; chú trọng mở rộng các hoạt động XK và thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao, đi đôi với nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động từ bên ngoài”.n
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接