Sức ép về mặt thời gian đã khiến Anh và EU phải chạy đua để đạt thỏa thuận hậu Brexit bằng mọi cách. Tuy nhiên,ạynướcrtnhưngliệuAnhvEUcđạtđượcthỏathuậvdqg china cả hai bên đều còn những bất đồng. Ảnh minh họa. Nguồn: EURACTIVE Chánh văn phòng Nội các Anh Michael Gove mới đây thông báo, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt “một thỏa thuận nguyên tắc về mọi vấn đề, đặc biệt liên quan đến Nghị định thư về Ireland và Bắc Ireland”. Thỏa thuận này cơ bản đã dỡ bỏ được điểm “nghẽn” gây tranh cãi chính giữa Anh và EU trong một thời gian dài. Thỏa thuận vừa thông báo đã được nhất trí trong cuộc đàm phán giữa ông Gove với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic. Ông Sefcovic cho biết hai bên nhất trí sẽ đảm bảo rằng thỏa thuận hậu Brexit được thực thi đầy đủ vào ngày 1-1-2021. Theo đó, Anh sẽ rút các điều khoản số 44, 45 và 47 gây tranh cãi trong Dự luật Thị trường nội địa, và sẽ không đưa thêm bất kỳ điều khoản tương tự nào vào Dự luật Thuế sắp tới, vì các điều khoản này vi phạm luật pháp quốc tế. Trước đó, các điều khoản tranh cãi trên đã bị Thượng viện Anh rút khỏi Dự luật Thị trường nội địa, tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 7-12, Hạ viện đã bỏ phiếu khôi phục các điều khoản này trong dự luật. Theo quy định, dự luật trên sẽ tiếp tục được chuyển lên Thượng viện và Hạ viện xem xét lại. Trong một động thái liên quan, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ đến Brussels trong vài ngày tới, để trực tiếp đàm phán với EU về 3 nội dung vẫn còn những bất đồng lớn giữa hai bên là sân chơi thương mại công bằng, quản trị và nghề cá. Từ thực tế này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết, bà và Thủ tướng Anh Boris Johnson quyết định tạm hoãn các đàm phán để đánh giá lại toàn bộ diễn biến hiện nay và chuẩn bị cho các phiên thảo luận trong vài ngày tới, khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đến Brussels. Những nội dung thảo luận này cần đạt được trước khi Hội nghị Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong hai ngày 10 và 11-12 để lãnh đạo các nước EU thống nhất thông qua. Thông báo về cuộc họp thượng đỉnh giữa Anh và EU vài ngày tới đã làm dấy lên hy vọng thỏa thuận về thương mại và an ninh hậu Brexit giữa Anh và EU có thể sẽ đạt được. Trước đó, Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier cũng phát đi thông tin cho biết, ngày 9-12 là hạn cuối cùng để hai bên đạt được thỏa thuận. Đồng quan điểm trên, Ngoại trưởng Ai-len Simon Coveney cũng nhận định: “Hiện tại là thời điểm cần những tác động chính trị cao nhất để phá thế bế tắc. Nếu không có thỏa thuận vào thời điểm này, lãnh đạo các nước EU chắc chắn sẽ lên kế hoạch nghiêm túc cho kịch bản không thỏa thuận hậu Brexit. Trong khi đó, từ phía Anh, ông Johnson cũng khẳng định chỉ đàm phán với EU về hậu Brexit trong năm nay chứ không kéo dài sang năm 2021. Tuy nhiên, Chính phủ Anh phủ nhận việc nhượng bộ trong lĩnh vực nghề cá, dù trước đó có thông tin Anh chấp nhận cho ngư dân châu Âu giữ nguyên quyền đánh bắt cá trong vùng biển của Anh trong thời gian từ 5-7 năm. Hiện tại, ngư nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của 27 nước EU và Anh, nhưng lại có ý nghĩa chính trị với London. Các tàu cá châu Âu đánh bắt tổng trị giá khoảng 635 triệu euro hải sản trong ngư trường Anh; ngược lại Anh đánh bắt hải sản trị giá khoảng 110 triệu euro trong ngư trường EU. Cho nên bất đồng giữa Anh và EU chính là sự chênh lệch này. Nếu EU chấp nhận tính toán cân bằng khoảng chênh lệch trên thì chắc chắn Anh sẽ đồng thuận. Giới quan sát nhận định, cả Anh và EU đều quyết tâm trong đàm phán lần này cho nên thỏa thuận hậu Brexit có nhiều thuận lợi và sẽ đạt được nếu như các bên liên quan chấp nhận nhượng bộ.
HN tổng hợp |