【lịch thi đấu bóng đá ý serie a】Thủ tướng dự G7 và vị thế Việt Nam trên toàn cầu

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay diễn ra tại Nhật. Việt Nam tham dự với tư cách khách mời,ủtướngdựGvàvịthếViệtNamtrêntoàncầlịch thi đấu bóng đá ý serie a VietNamNet có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Cường - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật.

Thưa Đại sứ, đây là lần thứ ba Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Hai lần trước đó diễn ra vào năm 2016 (tại Nhật) và 2018 (tại Canada). Việt Nam cũng là một trong hai nước Đông Nam Á mà Nhật mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay.

Điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật - Chủ tịch G7 năm nay nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực. Sự tham dự của Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Ông Nguyễn Quốc Cường - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật. 

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm 3 phiên, với các chủ đề: "Hợp tác xử lý đa khủng hoảng" (các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới), "Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững" (khí hậu, môi trường và năng lượng) và "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" (các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).

Đây là những vấn đề mà Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia đóng góp ý kiến và tiếng nói với tư cách khách mời, thể hiện trách nhiệm của mình trong nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Thúc đẩy sự ủng hộ của nhóm G7

Vậy Hội nghị Thượng đỉnh G7 nói chung và G7 mở rộng nói riêng đem lại những gì cho Việt Nam, thưa Đại sứ?

Hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện rõ ràng  đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hóa và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia.

Thứ hai là khẳng định vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực cũng như quốc tế. 

Theo tôi, việc Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng giúp chúng ta truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm với hòa bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, nhóm G7 gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến: Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Canada và Italy. G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu.

G7 còn là tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết các vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu. Nhóm này sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới, thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu.

Tham dự Hội nghị lần này, chúng ta không chỉ cùng các nước bàn thảo về các vấn đề đa phương. Theo dự kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn có những cuộc gặp song phương với lãnh đạo Nhật cũng như các lãnh đạo G7 khác. 

Đây là dịp để chúng ta tăng cường thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nước nhóm G7. Cũng là cơ hội giúp Việt Nam có được sự ủng hộ của các nước G7 trong các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, năng lượng xanh, chuyển đổi số…

Quan hệ Việt – Nhật đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử

Đây là lần thứ hai, Nhật với tư cách là Chủ tịch G7 mời Việt Nam tham dự Hội nghị. Đại sứ đánh giá ra sao về sự phát triển trong quan hệ hai nước hiện nay?

Ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2023. Điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật trong vai trò Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực.

Năm nay, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Những năm gần đây, quan hệ Việt – Nhật phát triển nhanh chóng.

Nhật là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Hiện quan hệ Việt – Nhật đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Chuyến công tác tại Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hai nước ngày càng phát triển, đồng thời thúc đẩy các nội dung hợp tác trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng...; tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. 

Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Quan hệ Việt - Nhật hiện nay là đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

World Cup
上一篇:Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
下一篇:Người trẻ chuộng thức ăn nhanh