【tottenham chuyển nhượng】Đưa công nghiệp hỗ trợ thành ngành ưu tiên đầu tư phát triển

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:46:04

Ngày 5/11,Đưacôngnghiệphỗtrợthànhngànhưutiênđầutưpháttriểtottenham chuyển nhượng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Tăng trưởng bền vững xuất khẩu sản phẩm công nghiệp”.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, một số sản phẩm như điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, máy vi tính, phương tiện vận tải…có sự tăng trưởng đều và khá cao.

Tại hội thảo, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, hoạt động xuất khẩu chỉ tăng trưởng bền vững khi có các yếu tố như nền tảng sản xuất vững chắc; môi trường kinh tế - xã hội kinh doanh ổn định; Nhà nước có chính sách, cơ chế thông thoáng hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải có tinh thần vươn lên, dấn thân vì hoạt động kinh doanh, nắm bắt kịp thời các thông tin xuất khẩu, thị hiếu người tiêu dùng cũng như chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu. Ông Hải cũng cho rằng, xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì tính bền vững cho xuất khẩu cả nước nói chung.

xuat khau cong nghiep
Toàn cảnh hội thảo

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực trong đó có công nghiệp chế biến, chế tạo luôn thu hút được nhiều sự quan tâm, với 10.344 dự án còn hiệu lực, chiếm đến 53,8% dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây chính là tiền đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam và động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu sản phẩm công nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, quá trình toàn cầu hóa, tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) làm gia tăng cạnh tranh với doanh nghiệp sản xuất nước ngoài. Với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn.

Sản phẩm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội cũng như sản phẩm nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào thị trường Việt Nam do được hưởng lợi từ lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong khi các ngành công nghiệp lớn, giữ vai trò chủ đạo như dệt may, da giày, điện thoại di động…có tỷ lệ gia công cao, chưa đem lại giá trị gia tăng lớn cho ngành và nền kinh tế.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương, sản phẩm ngành công nghiệp rất đa dạng từ sản phẩm công nghệ cao, máy móc đến dệt may, cao su…nên mỗi lĩnh vực cần có sự đánh giá khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên, điều cốt lõi vẫn cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa, không chỉ từ các bộ, ngành mà còn của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội trong việc trao đổi để tận dụng lợi thế, khó khăn do các FTA hay TPP đem lại cũng như tăng cường ký kết các FTA mới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, nâng cao chất lượng, nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và chủ động nắm bắt cơ hội tham gia sâu vào chuỗi kinh tế toàn cầu.

Hiện Bộ Công thương đang trình Chính phủ Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ làm cơ sở hoàn thiện cơ chế chính sách, đưa công nghiệp hỗ trợ trở thành ngành cần hỗ trợ, ưu tiên đầu tư phát triển./.

Mai Đan

顶: 263踩: 44