Cơ chế đủ rộng nhưng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng chậm,ỷlệnợxấutrongtíndụngtiêudùngcóxuhướnggiatăxem bong da truc t nợ xấu ở mức cao Ngăn chặn tín dụng đen cuối năm Phấn đấu tăng trưởng tín dụng đến hết quý 2/2024 ở mức 5-6% |
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), quy mô của thị trường tín dụng tiêu dùng toàn cầu đã tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 11.000 tỷ USD vào năm 2023 và tiếp tục duy trì xu hướng tăng, dự kiến đạt 15.000 tỷ USD trong 5 năm tới.
Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng tiêu dùng những năm qua đã có bước phát triển mạnh cả về quy mô dư nợ, số lượng tổ chức tín dụng tham gia và mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Đến nay, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đã đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng bình quân giai đoạn từ 2010 đến nay luôn cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung của toàn nền kinh tế.
Theo báo cáo của 16 tổ chức tín dụng có dư nợ cho vay tiêu dùng lớn, hiện có trên 30 sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang được triển khai đến người dân.
Hội thảo: Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen”. |
Tuy vậy, tại hội thảo: Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen” do NHNN tổ chức ngày 18/7/2024 tại Hà Nội, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn đánh giá, hoạt động tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế và gặp nhiều thách thức.
Như năm 2023, tín dụng tiêu dùng chỉ tăng khoảng gần 11% so với năm trước - mức tăng khiêm tốn so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2010-2020. Dư nợ trong các tháng đầu năm 2024 tiếp tục suy giảm so với cuối năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống có xu hướng gia tăng, tập trung vào nhóm công ty tài chính tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhóm này.
Hơn nữa, theo các chuyên gia, gần đây còn xuất hiện tình trạng tội phạm lợi dụng môi trường mạng xã hội, tổ chức nhiều hội nhóm truyền bá, hướng dẫn nhau cách không phải trả nợ; các công ty mạo danh, lừa đảo… đã làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng nói riêng và sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường tín dụng tiêu dùng nói chung.
Mặt khác, theo đại diện Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), hoạt động cho vay tiêu dùng còn khó khăn do các nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường khó chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ; đối tượng khách hàng của các công ty tài chính thường là người lao động có thu nhập thấp hoặc trung bình, không có tài sản thế chấp và chưa có lịch sử tín dụng…
Do vậy, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng… cũng như tăng cường phối hợp để tuyên truyền chính sách, để người dân thấy được hậu quả của “tín dụng đen”.
Bản thân các tổ chức tín dụng cần rà soát, đổi mới phương thức cung cấp thông tin, cách thức tiếp cận khách hàng vay; cũng như phối hợp chặt chẽ trong việc kết nối khai thác dữ liệu thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng dữ liệu này trong hoạt động tín dụng tiêu dùng.